Đã từ rất lâu, với người Công giáo nói chung, họ đã tự xem việc truyền đạo (truyền giáo) là căn tính, thiên chức của mình. Đó cũng là lí do dù thời điểm nào đi nữa thì giáo hội Công giáo luôn ưu tiên và đặt vấn đề truyền giáo và xem đó là nhiệm vụ thiết yếu của mình, từ đó kêu gọi giáo dân thực hiện. Hầu hết các thánh tử đạo, những người được Hội thánh công giáo tuyên phong thánh đều liên quan sứ vụ này!
Ngay tại Châu Á, từ thuở mới bước chân vào đây, Giáo hội Công giáo hoàn vũ đã không chỉ gặp phải sự cấm cản của các thể chế chính trị bản địa. Ngoài mối lo sự xuất hiện của tôn giáo mới này sẽ đe doạ vị trí độc tôn của thể chế chính trị thì đã có những lí do khác nhau khiến họ áp dụng những chính sách hà khắc với đạo Công giáo và người theo đạo Công giáo...
Về lịch sử cấm đạo tại Nhật Bản, Fbker Bão Lửa viết: "Xin nói thêm về đạo công giáo ở Nhật Bản, đạo công giáo được truyền vào Nhật lần đầu tiên năm 1549 bởi 01 người Bồ Đào Nha lúc này Nhật vẫn còn là 01 nước lạc hậu và nhanh chóng đã có 01 lượng tín đồ lớn, đến những năm sau đó các tín đồ tôn giáo này rất trung thành với Vatican họ chống đối Nhật Hoàng rất quyết liệt, họ phỉ báng và thiếu tôn trọng văn hóa truyền thống của người Nhật dẫn đến việc triều đình họ ban hành nhiều chỉ thị cấm đạo, triều đình rất lo lắng các giáo dân này trở thành tay sai đắc lực cho đế quốc thực dân Tây Ban Nha liên kết chặt chẽ với Vatican để giày xéo đất nước mình và đã có rất nhiều vụ việc thể hiện điều này (lúc này Tây Ban Nha là 1 cường quốc số 1 thế giới, cùng với Bồ Đào Nha họ hợp thành 1 liên minh Iberia, họ đã thôn tính châu Mỹ và nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Philippin ,với bàn đạp là Philippin Nhật Bản nằm trong tầm ngắm của đế quốc này) với việc cấm đạo này họ trục xuất hết các nhà truyền giáo châu Âu bắt các giáo dân phải bỏ đạo, ai không nghe thì bị bỏ tù hay giết chết và việc này họ luôn kiểm tra hàng năm !
Trong thời kỳ này (cuối thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17) họ đã tàn sát khoảng 30-40 ngàn giáo dân, đây là sự kiện rất bi thương trong lịch sử nước Nhật nhưng cũng qua sự kiện này cùng với việc tăng cường quân đội mà họ đã tránh được 01 cuộc xâm lăng của đế quốc Tây Ban Nha và giữ cho Nhật có 1 sự ổn định về thù trong giặc ngoài rất lâu!".
Mọi sự chỉ bình thường lại khi do yêu cầu phát triển kinh tế nên năm 1853 thì chính quyền mới thả lỏng việc cấm đạo để hội nhập với phương tây và phát triển kinh tế. Tuy nhiên do những vấn đề lịch sử để lại, việc truyền đạo tại đây diễn ra vô cùng khó khăn. Minh chứng cho điều này là dù đã xuất hiện tại Nhật Bản khá lâu nhưng số lượng chức sắc, tín đồ của tôn giáo này tại Nhật Bản vẫn hết sức hạn chế. Hiện chỉ khoảng 430 ngàn giáo dân chiếm 0.34% trên tổng dân số của Nhật Bản.
Cũng chính bởi lí do này và trong bối cảnh quan hệ giữa Giáo hội Nhật Bản đã được cải thiện đi nhiều nên để gia tăng tín đồ, sự ảnh hưởng tại quốc gia võ đạo, Toà thánh đã chủ trương đề nghị cho tổ chức Con đường Tân Dự Tòng (một tổ chức truyền giáo hoạt động tại Nhật Bản) và được quốc gia này đồng ý. Đó cũng là cách mà giáo hội CÔng giáo hoàn vũ thực hiện tại Việt Nam khi chủ trương đưa Hội thừa sai Paris vào Việt Nam hoạt động.
Tuy nhiên, mọi sự đã thay đổi kể từ năm 2010, với lí do “dưới ánh sáng trách nhiệm mục vụ tông đồ của chúng tôi, các giám mục không thể làm ngơ trước những đổ vỡ do các thành viên Con Đường Tân Dự Tòng gây ra.
“Nơi đâu các thành viên Con Đường đi qua thì ở đó gia tăng lộn xộn, xung đột, chia rẽ và gây xáo trộn xã hội sâu sắc, nó không phù hợp với truyền thống và văn hóa của người Nhật, hy vọng rằng họ (Vatican) sẽ có con mắt thực tế hơn, vì những lý do đó mà tổ chức không hoạt động tốt cho tới nay !" Trải qua nhiều lần đối thoại, Hội đồng Giám mục Nhật Bản đã quyết định đóng cửa và cấm hoạt động.
Và dù gần 1 thập kỷ trôi qua những quyết định trên của Hội đồng Giám mục Nhật Bản vẫn được duy trì bất chấp việc Con Đường Tân Dự Tòng có nhiều kiến nghị, đề nghị khôi phục hoạt động. Toà thánh cũng nhiều lần có văn thư yêu cầu nhưng tất cả vẫn như thuở ban đầu. Điều đó đang cho thấy rất rõ một thực tế, để tồn tại và phát triển trong bối cảnh hiện nay thì ngoài sự sáng tạo, nhập thể thì điều kèm theo là phải gắn với lợi ích của nơi nó đến. Đó cũng là bài học cho công cuộc truyền giáo mà nên chăng Toà thánh nên rút kinh nghiệm để không xẩy ra những điều tương tự.
Đăng nhận xét