Trước hết ta cần­ phải nhắc đến mối quan hệ giữa chủ nghĩa thực dân Đế quốc và Công giáo. Đó là mối quan hệ giữa “thế quyền và thần quyền”. Một bên muốn dùng “thần quyền” để đạt được “thế quyền” và bên kia muốn dùng “thế quyền” để củng cố “thần quyền”. Đây là sự phối hợp ăn ý như đường và sữa, cách mà chủ nghĩa thực dân đã sử dụng để xâm lược thuộc địa. Việt Nam cũng không nằm ngoài kế sách đó.

Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, Công giáo đã giúp sức cho Pháp một cách đáng kể dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Điển hình cho việc giúp sức này phải kể đến:
Phêrô Trần Lục (1825-1899), là một linh mục Thiên Chúa giáo người Việt. Ông nổi tiếng là một giáo sĩ nhiệt thành, là người đã cho khởi công xây dựng Nhà thờ Phát Diệm. Tuy vậy, ông cũng bị mang nhiều tiếng xấu khi hỗ trợ đắc lực cho thực dân Pháp. Trần Lục là người đã hướng dẫn và cung cấp cho quân xâm lược 150 tay súng Công giáo để đánh chiếm thành lũy Ninh Bình của nước ta, cũng là người đã huy động 5.000 giáo dân Việt Nam giúp Pháp tiêu diệt chiến khu Ba Đình của anh hùng Đinh Công Tráng. Trần Lục được người Pháp tưởng thưởng hai Bắc Đẩu Bội Tinh vì đã hỗ trợ đắc lực cho quân viễn chinh Pháp…

Sau khi thôn tính và đặt nền đô hộ lên đất nước ta. Thực dân Pháp đã dành cho Công giáo rất nhiều “đặc quyền, đặc lợi” giúp Công giáo phát triển rất nhanh chóng lấn át các tôn giáo khác. Đồng thời có nhiều người Công giáo phục vụ cho Pháp.
Tháng 8 năm 1945, ngót nghét gần 100 năm bị Pháp đè đầu cưỡi cổ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, nhân dân ta đã vùng lên khởi nghĩa dành chính quyền về tay người Việt Nam. Mồng 2 tháng 9, bác Hồ khai sinh ra nước VNDCCH.
Chính phủ mới không cấm truyền đạo Công giáo nhưng chủ trương: các tôn giáo phải bình đẳng trước pháp luật. Người dân được quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo. Quyền đó được ghi trong hiến Pháp.
Nhưng cũng kể từ đó, Công giáo mất hết những “đặc quyền, đặc lợi” mà thực dân Pháp ưu ái. Trước đây, Công giáo thoải mái xây dựng tu viện, nhà thờ…nay việc đó phải xin phép chính quyền. Thậm chí một số nhà thờ bị chính quyền trưng dụng để phục vụ cho mục đích công cộng hoặc an ninh quốc phòng… Cho nên Công giáo “oán thù” Đảng cộng sản.
Năm 1946, Pháp quay lại hòng chiếm VN nhưng thất bại thảm hại với trận Điện Biên Phủ, chấn động 5 châu, rung chuyển địa cầu. Hiệp định Gene`ve được ký kết để lập lại hòa bình cho VN. Lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời để người Pháp rút quân về nước trong danh dự. Đến năm 1956, hai miền sẽ tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
Nhưng oan nghiệt thay, người Mỹ lại nhảy vô ngăn chặn việc tổng tuyển cử bằng việc dựng lên chính phủ Việt Nam Cộng Hòa(VNCH) do Ngô Đình Diệm làm tổng thống hòng chia cắt VN vĩnh viễn. Ngô Đình Diệm từng làm thủ tướng trong chính phủ Quốc gia VN do Pháp dựng lên năm 1949. Và Diệm chính là một người con của Công giáo.
Năm 1954 – 1956 khoảng 1 triệu người miền bắc đã di cưa vào nam. Trong số đó đa số là người Công giáo. Họ ra đi vì sợ chính phủ VNDCCH đối xử tệ bạc. Và quan trọng hơn ở trong Nam có 1 thủ tướng của chính phủ quốc gia VN rồi tổng thống chế độ VNCH là người của Công giáo.

Trong suốt thời gian nắm quyền Ngô Đình Diệm đã đưa Công giáo lên thành Quốc giáo cho chế độ miền nam. Sự thiên vị giữa Công giáo và Phật giáo của nền đệ nhất cộng hòa đã khiến Phật giáo căm phẫn. Đỉnh điểm là tháng 6 năm 1963, hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối sự đối xử bất công của chế độ VNCH đối với Phật giáo.
Với sự hỗ trợ đắc lực của 541.933 quân Mỹ, 7.379 quân Úc, 50.355 quân Hàn Quốc, 1.825 quân Philipphin, 2423 quân Thái Lan, 523 quân New Zealand, 12 quân Tây Ban Nha, 31 quân Trung Quốc, hơn 1.000.000 quân lực VNCH cùng khoảng 700 tỷ đô la… nhưng vẫn không thể chống lưng cho chế độ tay sai VNCH. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, nhân dân ta đã làm nên một chiến thắng lịch sử vào ngày 30.4 1975. Ngày đánh dấu mốc son chói lọi đối với dân tộc VN. Bắc – Trung – Nam cùng hát bài ca thống nhất, non sông được thu về một mối.
Chính phủ mới của nước CHXHCNVN một lần nữa không cấm việc truyền đạo Công giáo nhưng đặt các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật, không có sự thiên vị bất cứ tôn giáo nào.
Trong số khoảng 1 triệu người di tản khỏi Sài Gòn năm 1975 và sau năm 1975 của chế độ VNCH có rất nhiều người Công giáo. Không ngoa khi nói rằng: người theo chế độ VNCH họ nói mất nước thì cũng như người Công giáo mất đi nước Chúa.

Như vậy, trong vòng 20 năm người Công giáo 2 lần gặp biến cố lớn. Một lần Pháp thua họ mất hết “đặc quyền, đặc lợi” mà người Pháp ưu ái. Một lần Mỹ thua, VNCH sụp đổ họ mất đi nước Chúa của mình.
St

Đăng nhận xét

 
Top