Ít ngày sau cái chết của George Floyd, một thanh
niên da màu tên Cameron Welch đến từ Houston, Texas, Mỹ đã đăng một
đoạn clip trên TikTok đề cập đến những quy luật sống còn được
mẹ dạy từ nhỏ để "sinh tồn" được ở nước Mỹ.
Ngay sau
khi đăng tải, đoạn video đã có hơn 10 triệu lượt xem cùng hơn
45.000 bình luận. Đa phần đều chỉ trích sự bất công mà cộng
đồng người da màu phải chịu, đồng thời
nhấn mạnh đây là nỗi đau, nỗi ám ảnh họ đã phải đối mặt qua
nhiều thế kỷ.
Chắc chắn những đứa
trẻ da trắng chưa từng phải "học" những điều được chia sẻ trong video
từ mẹ mình.
Ở Mỹ, bất bình đẳng với người da màu thể hiện
rõ trong hầu hết mọi khía cạnh cuộc sống. Từ tìm việc làm cho
đến phúc lợi xã hội người da màu đều chịu thiệt thòi. Thậm chí,
cùng một tội danh, người da màu thường có xu hướng bị xử
nặng tay hơn người da trắng.
Những cuộc biểu tình, cướp phá nổ ra trên
khắp nước Mỹ thời gian qua cũng nhắc chúng ta nhớ đến nhiều
cuộc biểu tình và những sự kiện "đẫm máu" trong lịch
sử bắt nguồn từ kỳ thị chủng tộc.
Như ngày 21/3/1960, cảnh sát đã thẳng tay nã
súng vào những người biểu tình da đen khiến 69 người thiệt
mạng.
Sau sự kiện này, Nelson Mandela chuyển sang đấu
tranh vũ trang cho đến khi ông bị kết án tù chung thân vào năm 1964.
Đến nay, cả thế giới vẫn nhớ đến hình ảnh
ông như người anh hùng trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân
biệt chủng tộc, là biểu tượng quốc tế cho tinh thần tự do,
đoàn kết dân tộc và lòng vị tha.
Theo Liên Hợp quốc, nạn phân biệt chủng tộc
và sắc tộc gây cản trở sự phát triển, tiến bộ của thế
giới. Thậm chí, có thể dẫn đến nạn diệt chủng, phá hủy cuộc
sống và phá vỡ nhiều cộng đồng người.
Hiện nay, việc cấm phân biệt đối xử dựa
trên chủng tộc, sắc tộc đã được quy định trong các hiệp ước
quốc tế và tạo thành yếu tố quan trọng trong pháp luật của
nhiều quốc gia.
Nhưng như chúng ta thấy, nạn phân biệt chủng
tộc vẫn diễn ra “âm ỉ” trong lòng nước Mỹ và rất nhiều quốc
gia khác trên thế giới, bằng “muôn hình vạn trạng”.
Thậm chí chính chúng ta, những người châu Á, da vàng, cũng đã từng bị phân biệt đối xử ở những mức độ khác nhau khi sinh sống, học tập ở nước khác.
Thậm chí chính chúng ta, những người châu Á, da vàng, cũng đã từng bị phân biệt đối xử ở những mức độ khác nhau khi sinh sống, học tập ở nước khác.
Sau những sự kiện gần đây, vấn đề này
chắc chắn đã được cả thế giới chú ý hơn, và mong rằng, sẽ
dần được cải thiện, bắt đầu từ chính thế hệ chúng ta./.
Đăng nhận xét