Nước nào cũng có kiểm duyệt thông tin, không ai lại cho phép nền truyền thông tuyên truyền chống lại chính
thể chế của mình cả.
Quyền tự
do ngôn luận, quyền công dân ở Việt Nam luôn được đảm bảo. Không có thứ tự do
nào có thể vượt ra ngoài khuôn khổ luật pháp, tồn tại bên ngoài vòng pháp luật…
để mặc sức chống đối chính quyền, thể chế của một quốc gia. Nếu có, đó chính là
tư tưởng thù địch, phản động!
Mới đây,
Phạm Đoan Trang đã có bài viết “Nhà xuất bản Tự Do bị trấn áp vì muốn khai dân
trí và nói sự thật” đăng trên BBC khiến cho dư luận không khỏi cảm thấy “nhức
óc”, mỉa mai.
Bài viết
có đoạn: “Trong mắt công an, chúng tôi không được coi là con người nữa rồi. Tức
là cách cư xử của họ như với thú vật ấy. Thế nên đừng nói chuyện quyền công dân
ở đây, đừng nói chuyện luật pháp, giấy mời, đối thoại ở đây”.
Thực chất,
dưới con mắt của những người Việt Nam chân chính, Phạm Đoan Trang là một đối
tượng phản động hơn là một nhà báo. Bởi trong nhiều bài viết, nhiều cuốn sách
như: “Chính trị bình dân”, “Cẩm nang nuôi tù”… (đều xuất bản chui), Phạm Đoan
Trang xuyên tạc, bóp méo tình hình dân chủ, nhân quyền Việt Nam, kích động
những người nhẹ dạ cả tin tham gia biểu tình, chống phá chính quyền, nhà nước,
làm mất an ninh trật tự, phá hoại môi trường hòa bình, ổn định chính trị ở Việt
Nam.
Trong phát
ngôn cũng như hoạt động của mình, Phạm Đoan Trang bất chấp đạo lý, luôn thể
hiện cái gọi là tinh thần “dấn thân”, đã liên kết với một số blogger chống phá
dưới cái trướng “dân chủ”, “xã hội dân sự”, hô hào mang lại “tự do, dân chủ,
nhân quyền” cho Việt Nam. Có thể điểm tên các đối tượng nổi bật trong giới “dân
chủ” như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Hữu Vinh, Trương Duy Nhất…
Ngoài ra,
đối tượng còn liên hệ với nhiều tổ chức như Phóng viên không biên giới (RSF);
Ủy ban nhân quyền quốc tế để đối thoại, thảo luận trước các báo cáo định kỳ phổ
quát liên quan đến tình hình dân chủ, nhân quyền Việt Nam; Trả lời phỏng vấn
các cơ quan truyền thông, mạng hải ngoại vu cáo thực tiễn vấn đề quyền con
người.
Đáng chú
ý, từ thông tin thiếu xác thực của các đối tượng “dân chủ” như Nguyễn Ngọc Như
Quỳnh, Nguyễn Hữu Vinh… hay Phạm Đoan Trang nói trên. RSF đã rất nhiều lần đưa
ra các thông tin sai lệch, xuyên tạc trắng trợn tình hình tự do ngôn luận, tự
do báo chí của Việt Nam. Bên cạnh việc thường xuyên đưa Việt Nam vào nhóm “chót
bảng” trong bảng xếp hạng tự do báo chí, tổ chức này còn liên tục cổ xuý, tung
hô các đối tượng phản động, cơ hội chính trị có hành vi chống phá Việt Nam.
Nói thẳng
ra, các nhà “dân chủ” không trưng ra được cái gì cụ thể để chứng minh, mà chỉ
xoen xoét đi bêu rếu những điều không ai chứng. Chính cái sự “tự do quá trớn”
đó khiến cho họ luôn nói và làm những điều trái với pháp luật, đi ngược lại
quyền và lợi ích của quốc gia, dân tộc.
Tự do báo
chí, ngôn luận, quyền công dân ở các quốc gia trên thế giới đều được quy định
nhằm mục đích ngăn chặn việc lạm dụng tự do báo chí xâm phạm đến quyền tự do của
cá nhân khác, chống chính quyền, lật đổ chính quyền… và được bảo đảm bằng các
quy định pháp luật. Nhiều tuyên ngôn của các tổ chức lớn như Liên hợp quốc,
hiến pháp của nhiều quốc gia, như Mỹ, Anh, Pháp đã quy định rõ về quyền tự do
ngôn luận, tự do báo chí.
Trong bản
“Tuyên ngôn về Nhân quyền và Dân quyền Pháp năm 1789” – tự do báo chí được
trình bày như là một trong những quyền cơ bản: “Bất kỳ công dân nào cũng có thể
nói, viết và công bố tự do; tuy nhiên, họ sẽ chịu trách nhiệm nếu lạm dụng
quyền tự do này theo quy định của pháp luật” (Điều 11).
Công ước
quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 tại khoản 2, Điều 19 cũng quy
định: “Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm,
tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình
thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ
thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa
chọn của họ”. Khoản 3, Điều 19 cũng quy định “Việc thực hiện những quyền quy
định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt.
Do đó,
việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế
này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để: a- Tôn trọng các
quyền hoặc uy tín của người khác. b- Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công
cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của xã hội”. Khoản 1, Điều 19, Công ước nêu: “Mọi
người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp”. Khoản 2,
Điều 22 nêu: “Việc thực hiện quyền này không bị hạn chế, trừ những hạn chế do
pháp luật quy định và là cần thiết trong một xã hội dân chủ, vì lợi ích an ninh
quốc gia, an toàn và trật tự công cộng, và để bảo vệ sức khỏe hoặc đạo đức của
công chúng hay các quyền và tự do của người khác”.
Ở Anh, tất
cả các bài phát biểu miệng hay đăng báo với mục đích làm mất tín nhiệm hoặc
kích động chống lại chủ quyền, Chính phủ, Hiến pháp, bất cứ viện nào hoặc hệ
thống tòa án, kích động sự bất bình hay sự căm phẫn giữa các công dân của Nữ
hoàng, sự hận thù giữa các giai cấp của các công dân đó đều bị coi là vi phạm
pháp luật.
Ở Mỹ, quốc
gia luôn tự cho là thực hiện đầy đủ nhất khẩu hiệu tự do báo chí, cũng quy định
khi báo chí vu khống, có lời lẽ thô bỉ, có khuynh hướng gây nguy hại cho thể
chế dân tộc và quốc gia sẽ bị tòa án tối cao truy tố.
Thực tế
cho thấy Việt Nam đang thực hiện nghiêm túc các cam kết của mình về vấn đề tự
do báo chí. Đời sống báo chí của Việt Nam đang phát triển một cách sôi nổi, đảm
bảo mọi công dân đều có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí một
cách thuận lợi nhất. Về mặt pháp lý, quyền tự do ngôn luận nói chung và tự do
báo chí nói riêng được đặc biệt quan tâm và được quy định cụ thể trong nhiều
văn bản pháp luật liên quan, cụ thể:
Tại Điều
25, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Công dân có
quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội,
biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.
Tại Luật
Báo chí hiện hành, chúng ta cũng đã có hẳn một chương với 4 điều (từ Điều 10
đến Điều 13, Chương II) quy định về quyền tự do báo chí và quyền tự do ngôn
luận trên báo chí của công dân.
Việt Nam
phát triển đầy đủ các loại hình báo chí từ báo in, báo nói, báo truyền hình,
báo điện tử. Cùng với các hãng thông tấn báo chí trong nước, các hãng truyền
thông báo chí nước ngoài cũng đang hoạt động tích cực tại Việt Nam. Với sự phát
triển nhanh chóng của Internet, mạng xã hội, các hoạt động báo chí ngày càng
trở nên đa dạng. Thông qua báo chí, người dân được nói lên tiếng nói, nguyện
vọng của bản thân mình, đồng thời thực hiện quyền lực chính trị của bản thân.
Điều này
minh chứng, ở Việt Nam, báo chí thực sự trở thành cầu nối giữa “ý Đảng, lòng
dân”, tạo đồng thuận xã hội, thúc đẩy công cuộc xây dựng, phát triển đất nước;
là phương tiện để người dân kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật và đóng góp ý
kiến phản biện đối với các chính sách, pháp luật của Nhà nước; là công cụ bảo
vệ lợi ích xã hội, bảo vệ quyền của người dân.
Điều đó
cũng có nghĩa, quyền tự do ngôn luận, quyền công dân ở Việt Nam luôn được đảm
bảo. Không có cái thứ tự do nào có thể vượt ra ngoài khuôn khổ luật pháp, tồn
tại bên ngoài vòng pháp luật…để mặc sức chống đối chính quyền, thể chế của một
quốc gia.
Nếu có, đó
chính là tư tưởng thù địch, phản động!
Đăng nhận xét