Thời gian gần đây, các phần tử chống cộng cực đoan trong nước câu kết với các thế lực thù địch ở nước ngoài đang ra sức chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam; chúng luôn tìm mọi cách để hạ thấp uy tín, nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với cách mạng Việt Nam; chúng thường xuyên tuyên truyền, kích động, kêu gọi, cổ súy cho quan điểm “đa nguyên, đa đảng” giống như các nước tư bản, “tiêu biểu” là Mỹ, với lý do muốn cho xã hội phát triển thì phải thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập… Vậy chế độ “đa nguyên, đa đảng” xuất hiện từ khi nào? Có thực sự mang lại cho nhân dân cuộc sống ấm no, hạnh phúc, dân chủ, tiến bộ?



Vào đầu thế kỷ XVIII, khi giai cấp tư sản đóng vai trò chủ đạo trong đấu tranh chống phong kiến, đã xuất hiện “đa nguyên, đa đảng”, từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền, thì chế độ đa đảng đối lập đã mất dần ý nghĩa tích cực ban đầu, thay vào đó là sự bất công, bất bình đẳng trong xã hội tư bản. Mặc dù giai cấp tư sản cố tìm mọi cách để che đậy, lừa mị, song vẫn không thể phủ nhận mục đích cuối cùng vẫn là phục vụ cho lợi ích của giai cấp bóc lột, thực hiện dân chủ cho một bộ phận thiểu số trong xã hội tư bản.

Điển hình như ở Mỹ có tới trên 100 đảng, nhưng chỉ có 2 đảng là Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ thay nhau cầm quyền. Tuy bề ngoài là chế độ đa đảng đối lập, song xét về bản chất thì đó vẫn là một đảng của giai cấp tư sản. Bên cạnh “một xã hội” với những người có cuộc sống xa hoa, hào nhoáng, thì vẫn còn tồn tại “một xã hội” hoàn toàn khác hẳn với hàng chục triệu người đang phải sống trong sự bất công, đói nghèo, bệnh tật, thất nghiệp, mất quyền dân chủ…

Ở Việt Nam, ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản đã là lực lượng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đưa dân tộc ta từ một dân tộc không có độc lập, đến một dân tộc độc lập có tên trên bản đồ thế giới; từ một đất nước đòi nghèo, lạc hậu, thành một đất nước có mức tăng trưởng khá, chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; văn hóa – xã hội có bước phát triển; đời sống nhân dân được cải thiện; dân chủ xã hội được phát huy và ngày càng mở rộng; đại đoàn kết dân tộc được củng cố và tăng cường; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao, bảo đảm cho người dân Việt Nam có dân chủ thực sự, xã hội phát triển tiến bộ… Đặc biệt, thành tựu to lớn qua 30 năm đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng đã minh chứng rõ điều đó.



Như vậy, quan điểm “đa nguyên, đa đảng” để xã hội phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao chỉ là cái cớ của các thế lực thù địch, phản động chống phá nhằm làm mất vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam; mục tiêu cuối cùng của chúng là thôn tính và biến nước Việt Nam một lần nữa thành nô lệ cho bọn tư bản, đứng đầu là Mỹ. Do đó, chúng ta cần nêu cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết phản đối quan điểm này, bởi vì nó đi ngược lại với lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia, làm cho nhân dân ta mất quyền làm chủ và mất đi cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc./.

 

Đăng nhận xét

 
Top