Tương thân tương ái, giàu tinh thần thiện nguyện là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay. Vậy nhưng thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước đã lợi dụng ý nghĩa nhân văn này tạo dựng một số quỹ mang danh thiện nguyện làm vỏ bọc để tài trợ, cung cấp kinh phí cho hoạt động chống đối chính quyền và hành vi phạm tội nhằm thực hiện mục đích đen tối...
Những
năm qua, giới tự xưng là “đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền” cho ra đời hàng
loạt thứ quỹ với những cái tên mỹ miều như “bầu bí tương thân”, “lương tâm”,
“hiệp hội thiện nguyện vì dân”, “50k”... Tìm hiểu bản chất cụ thể của các thứ
quỹ này, không thể không nghi ngờ về mục đích mờ ám của những kẻ đứng ra gây
quỹ. Tiêu biểu trong số đó có thể kể đến “quỹ 50k” của Nguyễn Thúy Hạnh (Thúy
Hạnh). Mặc dù vừa qua người này đã thông tin cho biết vì lý do sức khỏe sẽ dừng
hoạt động của “quỹ 50k”, nhưng nhiều bằng chứng lại cho thấy Thúy Hạnh tiếp tục
nhân danh các tội phạm đang thụ án vì hành vi chống phá Nhà nước để quyên tiền.
Cụ thể, chỉ trong tháng 9 và tháng 10/2020, “quỹ” này đã huy động được số tiền
lên đến hàng trăm triệu đồng. Đáng chú ý, nhiều năm nay, “nhà hoạt động” Thúy
Hạnh không hề có công ăn việc làm cụ thể, nhưng vẫn khoe trên mạng xã hội là
đang sở hữu ba căn hộ cao cấp cùng nhiều bất động sản giá trị khác. Nên dư luận
không thể không đặt ra câu hỏi về nguồn gốc của các tài sản đó. Phải chăng việc
bịa đặt, xuyên tạc dựng nên những câu chuyện “dân oan” sống bám vào những kẻ
phạm tội là cách để Thúy Hạnh thu về món lợi nhuận khá khẩm hơn hẳn so với trò
viết sách, báo của Phạm Chí Dũng, Phạm Thị Đoan Trang? Vì thế phải chăng, dù
bao lần “kể khổ”, Thúy Hạnh vẫn nhất mực không chuyển giao “nhiệm vụ” cho các
“con buôn dân chủ” khác?
Trên
thực tế, không phải ngẫu nhiên “quỹ 50k” do Thúy Hạnh dựng lên lại có thể nhận
được dòng tiền từ các tổ chức phản động ở trong nước và ngoài nước đến vậy.
Khác những “chủ quỹ” khác, Thúy Hạnh vốn có mối quan hệ, quen biết rộng rãi với
giới “hoạt động dân chủ”. Chị ta thường xuyên và luôn tận dụng cơ hội tiếp xúc
với những kẻ có hành vi chống phá Nhà nước, có âm mưu lật đổ chính quyền nhân
dân nhưng “ít được biết đến” so với những đối tượng đã quen thuộc nhẵn mặt như
Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Anh Hùng... Nhờ vậy, một mặt chị ta “có công” giúp các
tổ chức khủng bố như “Việt tân” và “chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” trình
ra những gương mặt mới như Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Văn Đức Độ (là thành viên nhóm
“liên minh dân tộc tự quyết Việt Nam”, đã bị bắt và bị kết án vì hoạt động nhằm
lật đổ chính quyền nhân dân), các bị cáo, bị can gây rối trật tự tại Phan Rí
Cửa (Bình Thuận). Thúy Hạnh cũng tỏ ra là một kẻ liều lĩnh khi ngang nhiên gây
quỹ, tài trợ tiền cho các đối tượng liên quan nhiều vụ án nghiêm trọng, mà gần
nhất là vụ việc xảy ra tại Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội). Thực ra đây chỉ là mánh
khóe để Thúy Hạnh lợi dụng sự việc, chèo kéo nguồn tiền từ các nhóm chống cộng
tại hải ngoại đang có nhu cầu tìm đối tác mới sau khi mất niềm tin do các bê
bối của mấy kẻ cầm đầu như Đỗ Hoàng Điềm, Đào Minh Quân... bị vạch trần. Mặt
khác, với “công lao” này, Thúy Hạnh nghiễm nhiên trở thành “ân nhân” của những
kẻ đã lầm lỡ tin theo. Đương nhiên, sau khi đã bị lợi dụng tên tuổi thành công,
những kẻ này sẽ nhanh chóng bị loại khỏi danh sách, nhường chỗ cho đồng bọn
thân cận của Thúy Hạnh bởi chuyện Thúy Hạnh hứa hẹn quyên góp rồi lại nuốt lời
đã trở thành cơm bữa. Đơn cử, ngày 23/3/2019, Thúy Hạnh tuyên bố sẽ hỗ trợ 15
gia đình bị cáo từng tham gia gây rối ở Ninh Thuận với số tiền tổng cộng là 30
triệu/tháng. Tuy nhiên sau gần hai năm, người đàn bà này chỉ chuyển khoản cho
họ số lần đếm trên đầu ngón tay. Hơn nữa, số tiền này cũng không được trao trực
tiếp cho các gia đình, mà do đồng bọn của Thúy Hạnh là Nguyễn Tường Thụy, Ngô
Duy Quyền, Lê Hùng và Nguyễn Cao Hùng nắm giữ. Tương tự, Thúy Hạnh cũng từng
thề thốt sẽ chuyển tiền nuôi con trai cho Dương Thị Lanh (bị kết án 8 năm tù vì
phát tán thông tin, tài liệu chống phá Nhà nước) mỗi tháng là 3 triệu đồng
nhưng rồi lại nuốt lời khi cái tên của Dương Thị Lanh gần như mất hút trong
danh sách nhận tiền hằng tháng. Thay vào đó, những người quen của Thúy Hạnh như
Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Năng Tĩnh, Nguyễn Trung Tôn và gần đây là Nguyễn
Tường Thụy, Phạm Thành, ba mẹ con nhà Cấn Thị Thêu và Phạm Thị Đoan Trang đều
được lĩnh tiền đều đặn. Thậm chí, Thúy Hạnh còn dành số tiền 5 triệu đồng với
nội dung “giúp bố mẹ thầy Nguyễn Năng Tĩnh sửa nhà”. Chưa kể, để đánh bóng tên
tuổi, mưu đồ mở rộng địa bàn “làm ăn”, lại sẵn thói “của người phúc ta”, Thúy
Hạnh cũng tự động chuyển 10 triệu đồng cho Trần Quỳnh Vi (người Mỹ gốc Việt,
sinh sống tại Đài Loan, thành viên sáng lập cái gọi là “tạp chí luật khoa” -
một website chuyên đăng tải bài viết chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam). Bên
cạnh đó, Thúy Hạnh thường xuyên trích tiền quỹ để mua các tài liệu chống phá
Nhà nước của Phạm Thị Đoan Trang để “tặng gia đình tù nhân lương tâm” nhưng
thực chất là chiêu chuyển tiền cho những kẻ đồng đảng. Do đó, chẳng có gì sai
khi cho giới “dân chủ” coi “50k” là “quỹ người nhà” của Thúy Hạnh. Chị ta cũng
chẳng hơn gì các chủ “quỹ dân chủ” khác, vì chỉ làm giàu cho bản thân cùng đồng
bọn mà bỏ mặc những kẻ lầm lỡ tin theo các tổ chức khủng bố, phản động.
So
với đồng bọn, Thúy Hạnh tỏ ra mưu mô, xảo quyệt và ma lanh hơn, vì luôn tìm
cách khoác cho mình vỏ bọc minh bạch về mặt tài chính. Thế nhưng, đây chỉ là
một chiêu trò tinh vi mà chị ta trình ra nhằm che mắt những kẻ chống cộng điên
cuồng và thiếu hiểu biết về tình hình trong nước. Quan sát kỹ các động thái của
Thúy Hạnh, có thể thấy chị ta còn là người đồng sở hữu các thứ quỹ khác như:
“quỹ quà tết”, “quỹ sách giáo khoa”. Ngoài ra, Thúy Hạnh còn đứng ra vận động
quyên góp cho các quỹ như “Lê Anh Hùng”, “Phan Rí”, “tù nhân lương tâm” của
Đặng Bích Phượng... Luôn miệng than thở “quỹ 50k đang cạn kiệt”, Thúy Hạnh vẫn
tự ý cắt tiền từ “quỹ” này để hỗ trợ cho các “quỹ con” do chị ta thành lập,
đồng sáng lập hoặc vận động. Đó là chưa kể, một số người từ chối nhận tiền của
Thúy Hạnh nhưng không được chị ta đề cập trong sổ sách. Đáng ngờ hơn, Thúy Hạnh
còn viện đủ mọi lý do để không công bố nguồn thu chi thực tế của các “quỹ nhỏ”.
Thử hỏi vì sao “quỹ 50k” đang thiếu hụt nguồn tiền lại có thể tiếp tế, tài trợ
cho những “quỹ” khác với số tiền lên đến vài chục triệu đồng như vậy? Là người
xảo quyệt, Thúy Hạnh còn diễn vai trò nạn nhân, thường xuyên to miệng kêu gào
ra vẻ bị oan ức khi bị các cơ quan chức năng cảnh cáo vì thủ đoạn quyên tiền
cho tội phạm, khủng bố, lấy đó làm lý do xin tiền và để làm bình phong. Bên
việc kêu gọi chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng như trước đây, Thúy Hạnh còn
nhận trực tiếp tiền mặt từ các cá nhân và tổ chức chống cộng ủng hộ. Trong đó,
số tiền mà các tổ chức phản động ở nước ngoài gửi về phải giấu giếm, ngụy
trang, nên việc chuyển tiền cho Thúy Hạnh phải qua các trung gian đại diện của
chúng tại Việt Nam.
Sự
ma lanh trong việc bán rẻ lương tâm, đất nước để kiếm chác của Thúy Hạnh là một
thí dụ cụ thể cho bản chất chung của các “nhà kinh doanh dân chủ” ở trong nước
và nước ngoài. Thế nên, cho dù ai cũng than nghèo, kể khổ nhưng nhất quyết
không chịu bỏ nghề nuôi “tù nhân lương tâm”, “dân oan” hay “thương phế binh
VNCH”. Nghề này giúp họ sắm nhà lầu, xe hơi, tham dự các bữa tiệc sang trọng,
thoải mái du lịch ở nước ngoài mà chẳng mất một hào vốn liếng. Thậm chí, sau
khi thu bẫm từ mọi thủ đoạn kiếm chác, những đối tượng trên sẽ tìm cách chứng
minh mình là người “đấu tranh” hăng hái để được bảo lãnh ra nước ngoài sinh
sống. Bằng thủ đoạn khá quen thuộc là lập ra cái danh sách “nạn nhân” rồi nỉ
non thương vay, khóc mướn cho những kẻ có hành vi chống phá Đảng, Nhà nước và
nhân dân Việt Nam, những đối tượng này đã có thể đầu cơ kiếm lời cho cả hiện
tại và tương lai. Thí dụ như Bùi Thanh Hiếu (còn gọi là Hiếu gió), từ khi sang
Đức “du học”, dù không thể hoàn thành chương trình học hành, nhưng vẫn kiếm
được nhà lầu, xe sang chỉ từ việc bán hàng online, tổ chức nhạc hội gây quỹ cho
cái gọi là “tù nhân lương tâm trong nước”. Trường hợp khác là Trương Quốc Huy,
đối tượng này bắt tay một số cá nhân tự xưng là đại diện của Dòng Chúa cứu thế
để chiếm đoạt số tiền lên đến hàng chục nghìn USD trên danh nghĩa “giúp thương
phế binh VNCH”. Màn ảo thuật lòe bịp nhằm moi tiền bạc từ những tổ chức và cá
nhân phản động tin vào các loại “phong trào đấu tranh dân chủ” giả hiệu này gần
như được thực hiện trót lọt nếu không có sự chia rẽ nội bộ, cạnh tranh, ăn chia
thiếu sòng phẳng giữa các tổ chức gây quỹ. Điển hình có thể kể tới chuyện về
quỹ “nhà xuất bản tự do” giữa Nguyễn Thị Phương Hoa và Phạm Thị Đoan Trang liên
quan một số tiền rất lớn. Tương tự, vụ việc của Trương Quốc Huy không vỡ lở
trên kênh YouTube “The King channel” nếu anh ta biết chia tiền cho những con
buôn khác, thay vì cố gắng một mình nuốt trọn hơn 60 nghìn USD. Cách đây vài
năm, cũng từ những manh mối trong vụ tranh chấp “bát cơm từ thiện” cho những
người Việt Nam vượt biên trái phép tại Thái-lan giữa linh mục Nguyễn Lộc và ông
Grace Bùi, nhà điều tra độc lập Nguyễn Thanh Tú đã tìm ra bằng chứng liên quan
phi vụ buôn lậu người vào Ca-na-đa của tổ chức khủng bố “Việt tân” và cánh tay
nối dài của nó là VOICE. Từ đây, lật tẩy thêm một chiêu trò làm ăn phi pháp của
tổ chức khủng bố này...
Tham
gia lập quỹ mạo danh từ thiện vì động cơ cá nhân bất lương, chủ yếu là kiếm
danh và kiếm tiền, nhiều đối tượng không thể ngờ đến ngày chính mình cũng bị
đồng bọn bắt phải trả giá đắt vì các đồng tiền bẩn thỉu đó. Mà nhận tiền rồi
thì có chối cũng không thoát. Như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, sau khi phủ nhận sạch
sẽ mối liên quan với tổ chức khủng bố “Việt tân”, tố cáo tổ chức này lợi dụng
mình để đánh bóng tên tuổi qua bộ phim “Mẹ vắng nhà”, lập tức chị ta bị Nguyễn
Nhân Chính công bố bức ảnh nhận tiền quyên góp tại báo nguoi-viet (một tờ báo
chống cộng có trụ sở tại Mỹ). Hay từ năm 2018 đến nay, tổ chức khủng bố “Việt
tân” lập giải thưởng Lê Đình Lượng nhằm “đóng góp cụ thể vào công cuộc tranh
đấu cho nhân quyền và sự tự do của dân tộc Việt Nam”. Điều khôi hài là cho dù
mỗi năm, tổ chức khủng bố này không hề tiếc tiền trao giải cho những kẻ chống
phá ở trong nước mà Thúy Hạnh cũng không là ngoại lệ, thì trong thực tế Lê Đình
Lượng lại gần như bị bỏ quên trong danh sách chi tiền của Thúy Hạnh lẫn các quỹ
khác. Những kẻ theo “nhà dân chủ” vi phạm pháp luật, vướng vòng lao lý, không
biết rằng kể cả khi đang thụ án, họ vẫn bị “con buôn dân chủ” lợi dụng danh
nghĩa để kiếm chác. Và khi các tổ chức phản động, khủng bố gia tăng hỗ trợ thì
các thứ quỹ “đấu tranh dân chủ” cũng đầy đặn thêm, giúp các “nhà dân chủ” giàu
lên với những đồng tiền mờ ám.
Đăng nhận xét