Tại phiên điều trần, trước câu hỏi của Thượng nghị sĩ M. Blackburn liệu Facebook có “theo lệnh của Chính phủ Việt Nam”, đóng cửa và cấm tài khoản của “một nhà bất đồng chính kiến” vì người này đã chỉ trích chính sách đất đai của chính phủ ở Việt Nam hay không, ông M. Zuckerberg trả lời: “Thưa Thượng nghị sĩ, tôi không rõ tất cả chi tiết của việc đó, nhưng tôi tin rằng chúng tôi có thể đã làm điều đó. Nói chung, chúng tôi cố gắng tuân thủ luật pháp địa phương của các quốc gia khác nhau mà chúng tôi đang hoạt động”. Cũng theo VOA, Thượng nghị sĩ M. Blackburn còn cáo buộc M. Zuckerberg ưu tiên “lợi nhuận hơn nguyên tắc” khi bóp nghẹt tiếng nói bất đồng chính kiến theo lệnh của các chính phủ nước ngoài và dẫn chứng cho thấy Facebook “cúi mình” trước các chính phủ cộng sản và độc tài.
Khi
quy kết như vậy, dường như Thượng nghị sĩ M. Blackburn đã quên rằng các cơ quan
lập pháp và hành pháp của nước Mỹ từng đưa ra nhiều yêu cầu với Facebook, buộc
mạng xã hội này phải tuân thủ luật pháp của nước Mỹ. Thí dụ: Thượng nghị sĩ C.
Schumer yêu cầu FBI điều tra ứng dụng FaceApp (ứng dụng có tính năng dựa trên
bức ảnh hiện tại mà người dùng cung cấp để tạo ra một khuôn mặt của người già)
vì có thể sẽ tạo ra “mối đe dọa tới an ninh quốc gia và quyền riêng tư cho hàng
triệu công dân Mỹ”; hai Thượng nghị sĩ J. Hawley và C. Coons muốn M. Zuckerberg
trả lời các câu hỏi về cách Facebook thu thập dữ liệu thông qua vị trí của ứng
dụng Facebook trên phiên bản mới nhất của nền tảng Apple iOS, Google Android;
Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi Facebook, Twitter và Instagram khóa toàn bộ tài khoản
của các nhà lãnh đạo Iran sau khi internet ở nước này đã hoạt động trở lại; Bộ
Tư pháp Mỹ muốn Facebook vượt qua mã hóa tin nhắn của Messenger để lấy thông
tin từ một nghi can trong cuộc điều tra về băng đảng MS-13 ở California… Như
vậy, có thể cho rằng vì hành xử theo “tiêu chuẩn kép” nên Thượng nghị sĩ M.
Blackburn đã tự mâu thuẫn. Bởi trong khi cơ quan lập pháp, hành pháp của Mỹ yêu
cầu Facebook phải tuân thủ luật pháp của nước Mỹ, thì Thượng nghị sĩ M. Blackburn
lại phê phán Facebook tuân thủ luật pháp Việt Nam, như vậy là bất công, nếu
không nói là phi lý!
Hiện
tại, Facebook đã trở thành một mạng xã hội thu hút hàng tỷ người sử dụng trên
toàn thế giới, trong đó riêng Việt Nam có hơn 60 triệu người. Các tính năng của
Facebook tỏ ra hấp dẫn vì giúp người sử dụng dễ kết nối, giao lưu, học hỏi, tâm
sự, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau… Tuy nhiên, do một số người đã sử dụng Facebook
phục vụ mục đích xấu nên mạng xã hội này còn là nơi họ tán phát nội dung phản
văn hóa, hoặc xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, kích động chống đối chính quyền ở
nhiều nước. Vì thế không chỉ riêng Việt Nam, mà rất nhiều nước, trong đó có Mỹ,
đã yêu cầu Facebook phải tuân thủ luật pháp nước sở tại. Nên Thượng nghị sĩ M.
Blackburn nên nhận chân sự thật này để không tự mâu thuẫn./.
Đăng nhận xét