Theo thông tin được cung cấp từ Người phát ngôn của Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ Myanmar (NLD), trong một cuộc đột kích xảy ra vào rạng sáng ngày 01/02/2021, Tổng thống Myanmar U Win Myint, Cố vấn Nhà nước kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Aung San Suu Kyi, cùng nhiều quan chức cấp cao khác của Đảng NLD cầm quyền đã bị quân đội Myanmar bắt giữ.
Đại hội XIII của Đảng
cộng sản Việt Nam thành công tốt đẹp là thông tin nhận được sự quan tâm đặc
biệt của dư luận. Song song với đó, thông tin về cuộc chính biến xảy ra rạng
sáng 01/02 tại Myanmar cũng nhận được sự chú ý của nhiều người. Có một sự trùng
khớp “không hề nhẹ” là một vài năm trước, các “nhà dân chủ mang” lên tiếng ca
ngợi, cổ súy cho nền dân chủ tại Myanmar và không tiếc lời vu khống, xuyên tạc,
đả phá, “cà khịa” nền dân chủ tại Việt Nam. Thậm chí, không ít đối tượng còn
ngông cuồng khua môi, múa mép thách thức, đòi hỏi Việt Nam phải thay đổi thể
chế chính trị theo mô hình của Myanmar. Không biết liệu đến giờ phút này, các
“nhà dân chủ mạng” có còn coi nền dân chủ tại Myanmar là “hình mẫu” cho Việt
Nam?
MỘT GÓC NHÌN TRỰC DIỆN VỀ PHI CHÍNH TRỊ HOÁ LỰC LƯỢNG VŨ TRANG
Những năm qua, các thế
lực thù địch, chống đối, cơ hội chính trị vẫn rêu rao luận điệu đòi “phi chính
trị hóa lực lượng vũ trang”, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với
lực lượng Công an và Quân đội. Song song với đó, các đối tượng cũng cổ súy việc
xây dựng những “đội quân nhà nghề”. Để bảo vệ cho quan điểm của mình, các đối
tượng đánh lừa người dân bằng những luận điệu đầy tính mị hoặc, dân túy như:
Công an và Quân đội chỉ cần trung thành với nhân dân mà không cần đặt dưới sự
lãnh đạo của Đảng; nếu lực lượng vũ trang đặt dưới sự lãnh đạo của đảng phái
chính trị sẽ trở thành công cụ để “đàn áp quần chúng nhân dân”; quân đội chỉ
cần “thượng tôn pháp luật” nên phải “trung lập”, “đứng ngoài chính trị”; nguyên
tắc Đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối, trực tiếp, về mọi mặt đối với lực lượng
vũ trang thể hiện Đảng tự cho mình quyền đứng trên xã hội, trên luật pháp; Đảng
đang “độc quyền lãnh đạo” lực lượng vũ trang v.v…
Những luận điệu rõ
ràng là những luận điệu sai trái, xuyên tạc, cần phải được loại bỏ. Đây thực tế
chỉ là một thủ đoạn chính trị để tấn công, làm suy yếu sức mạnh của Đảng, tiến
đến việc tạo ra những sự phân hóa về quyền lực, tạo cơ hội cho sự “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” nảy sinh. Và cuối cùng, cái đích mà các đối tượng hướng
đến là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với Nhà nước và xã hội
Việt Nam, thay đổi thể chế chính trị, đưa đất nước phát triển theo quỹ đạo tư
bản.
Những gì đang diễn ra
tại Myanmar là lời cảnh báo, nhắc nhở nghiêm khắc cho những ai đang hoang mang,
lung lay, dao động về cái gọi là “phi chính trị hóa lực lượng vũ trang”. Nếu
quyền lực nhà nước không thống nhất, nếu Đảng Cộng sản không lãnh đạo Nhà nước
và xã hội, nếu lực lượng vũ trang “trung lập”, “phi chính trị”, mất đi bản chất
của giai cấp công nhân thì đây là sẽ mầm mống phát sinh những mâu thuẫn, tạo kẽ
hở cho các cuộc chính biến diễn ra.
Năm 2015, trong tiến
trình giải thể chính quyền quân sự, thiết lập chính quyền dân sự, cuộc bầu cử
tại Myanmar nhận được sự quan tâm chú ý lớn của cộng đồng quốc tế. Trong cuộc
bầu cử được tiến hành tại quốc gia này, có đến 92 đảng đăng ký và tham gia bầu
cử, trong đó 60 đảng của những dân tộc thiểu số và tôn giáo. Hầu hết các đảng
này mới được thành lập không quá 5 năm sau khi chính quyền quân sự tuyên bố cải
cách chính trị.
Trước vấn đề trên, các
đối tượng chống đối chính trị liên tục hoan hô, cổ vũ, ca ngợi, thần thánh hóa
và cho rằng với sự tham gia của nhiều Đảng phái, tương lai của Myanmar sẽ vô
cùng tươi sáng. Thậm chí, có kẻ còn đăng đàn “thách Việt Nam làm được như
Myanmar”.
Tuy nhiên, số lượng
không đi liền với chất lượng. Số lượng Đảng phái đông không đồng nghĩa với việc
nền dân chủ sẽ được thiết lập, đời sống người dân sẽ được củng cố. Thực tiễn
tại Myanmar chính là minh chứng rõ ràng nhất bẻ gãy luận điệu cho rằng đa
nguyên, đa đảng là nền tảng để thiết lập nền dân chủ mà các “anh hùng dân chủ”
đang rêu rao.
Thể chế chính trị của
mỗi nước là khác nhau, không thể có một nền dân chủ thực sự nếu chỉ học đòi,
học mót từ quốc gia khác. Muốn có nền dân chủ phải dựa trên sức mạnh của khối
đại đoàn kết dân tộc. Nếu nội bộ đất nước không có sự thống nhất, nếu quyền lực
không được kiểm soát thì chắc chắn những sự bất ổn sẽ diễn ra.
Tại Việt Nam, Đảng Cộng
sản là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đây là kết quả của sự
sàng lọc khắt khe mà lịch sử mang lại. Đảng cộng sản lãnh đạo toàn diện, mọi
mặt đối với Nhà nước và xã hội là vấn đề cốt tử để xây dựng một nước Việt Nam
giàu mạnh, văn minh./.
Đăng nhận xét