Sau bài phát biểu của Đại tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an nói về "tính nhân văn sâu sắc" trong công tác Công an trong năm vừa qua thì Đài RFA đã nhanh chóng xuyên tạc và cho rằng, lực lượng Công an không thể nói chuyện nhân văn khi “điều 3000 quân trong đêm tối dẫn đến sự việc bắn chết cụ Lê Đình Kình”.
Ở
đây, cần phải hiểu, nhân văn trong đấu tranh phòng chống tội
phạm là chúng ta tạo điều kiện cho những người lầm đường lạc
lối, do hoàn cảnh, bị các đối tượng xúi giục, lừa bịp phạm
tội có cơ hội để làm lại. Và thực tế, trong năm 2020, điều
đó được thể hiện qua việc kéo giảm 6,8% số vụ phạm pháp hình
sự (tức là có gần 4.000 người không phạm mới; gần 4.000 gia
đình không bị tội phạm xâm hại; cơ quan tư pháp tiết kiệm
được khối lượng lớn công sức, tiền bạc...). Điều đó cũng
được thể hiện qua các vụ án đã điều tra để cảnh tỉnh, răn đe,
"xử lý một người để cứu nhiều người", ví dụ như vụ
án nâng khống giá thiết bị tại CDC Hà Nội, Bệnh Viện Bạch Mai,
các vụ án ma túy, buôn lậu...
Còn
đối với những kẻ coi thường pháp luật, thách thức pháp luật,
khi sử dụng các biện pháp giáo dục nhân văn không còn tác dụng,
thì lực lượng thi hành pháp luật phải kiên quyết, đảm bảo tính
nghiêm minh của pháp luật. Trong vụ việc ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức Hà Nội, lực
lượng Công an đã nhiều lần vận động thuyết phục gia đình Lê
Đình Kình, tuy nhiên ông ta cùng các thành viên tổ Đồng Thuận
vẫn hết sức ngoan cố, chủ động tích trữ bom xăng, lựu đạn
chống trả lực lượng công an, tuyên bố sẽ giết từ 200-300 Công
an. Và thực tế, chúng đã chống đối quyết liệt, trực tiếp
đưa tới sự hi sinh cho 3 cán bộ, chiến sỹ Công an. Với những
kẻ như Lê Đình Kình, việc tiêu diệt hắn không chỉ ở Việt Nam mà
bất cứ lực lượng Cảnh sát nước nào cũng thực hiện.
Nhân
văn với những người biết hối cải, muốn làm lại cuộc đời,
còn đối với những kẻ như Lê Đình Kình, nhân văn với hắn ta là
có tội với nhân dân, có tội với các đồng chí Công an đã hi
sinh./.
Đăng nhận xét