Rạng sáng ngày 01/02/2021, thế giới nhận được thông tin gây sốc từ Myanmar khi Quân đội tiến hành nhiều cuộc vây ráp, bắt giữ bà Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và nhiều quan chức Chính phủ khác với cáo buộc tham nhũng và nhiều sai phạm khác. Cuộc đảo chính tại Myanmar là những minh chứng những mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo ở quốc gia này.



Cuộc đảo chính tại Myanmar sẽ kéo lùi tiến trình phát triển của đất nước này khi các quốc gia phương Tây sẽ áp dụng các chính sách cấm vận kinh tế, ngoại giao. Các biện pháp cấm vận ngoại giao và kinh tế sẽ khiến cho đời sống của người dân Myanmar sẽ trở nên khốn đốn trong dịch bệnh COVID-19. Forbes nhận định: “Cuộc đảo chính quân sự sẽ làm xấu đi mối quan hệ của Myanmar với nhiều nước châu Á, châu Âu và châu Mỹ. Điều đó sẽ tạo ra khoảng trống mà Bắc Kinh có thể tìm cách lấp đầy bằng cách hậu thuẫn Chính phủ Tatmadaw, cũng giống như họ đã cải thiện quan hệ với Chính phủ quân sự của Thái Lan kể từ khi nước này nắm chính quyền trong một cuộc đảo chính vào năm 2014”.

Việt Nam rút ra được bài học gì từ cuộc đảo chính từ Myanmar?

Trước hết, những mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo là nguyên nhân sâu xa của các cuộc bạo động và binh biến ở Myanmar. Tháng 8 năm 2017, tại tỉnh Rakhine, là vùng nghèo nhất tại Myanmar, một cuộc đụng độ giữa giữa Cảnh sát và người Rohingya (chủ yếu là tín đồ Hồi giáo) khiến hàng ngàn người thiểu số Hồi giáo đang trốn chạy sang Bangladesh. Tại đây có hơn 1 triệu người hồi giáo Rohingya sinh sống. Chính quyền Myanmar cáo buộc cộng đồng này theo Hồi giáo cực đoan và có hành vi khủng bố chính quyền. Trong khi, người Rohingya cho rằng họ bị phân biệt đối xử và đàn áp tôn giáo. Nhiều vụ việc tương tự đã xảy ra nhiều tỉnh của Myanmar khiến cho mâu thuẫn tăng cao và có thể bùng phát trở thành vụ bạo động bất kỳ lúc nào. Do đó, giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc, chăm lo đời sống của nhân dân là một trong những mục tiêu tiên quyết và quan trọng của Đảng cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Chủ động phát hiện và giải quyết sớm các mâu thuẫn, xung đột xã hội trên lĩnh vực dân tộc, tôn giáo là một trong những công tác quan trọng trong thời gian tới.

Thứ hai, mâu thuẫn nội bộ và sự can thiệp ngoại giao của các nước lớn là yếu tố thúc đẩy quân đội đảo chính. Sau khi đảng Liên đoàn Dân chủ Quốc gia (NLD) của bà Suu Kyi dành chiến thắng trong các cuộc bầu cử năm 2015 và 2020 khiến cho vị trí Quân đội trong đời sống chính trị bị lung lay dữ dội. Thể chế bầu cử dân chủ và quản trị dân sự ở Myanmar đã được sự ủng hộ về ngoại giao, đầu tư và du lịch từ phương Tây nhưng lại bị kẹt trong mối quan hệ khó xử với Trung Quốc. mở ra một làn sóng ngoại giao, đầu tư và du lịch từ các quốc gia phương Tây. Nó cũng dẫn đến quan hệ khó xử với Trung Quốc. Điều này khiến cho các “phe phái” trong quân đội và chính quyền dân chủ liên tục mâu thuẫn, thậm chí tìm cách hạ bệ lẫn nhau. Sự kiện quân đội Myanmar đảo chính cho thấy những bất ổn, rạn nứt trong nội bộ đất nước. Có thể thấy, quyền lực là yếu tố cần thiết để duy trì trật tự xã hội nhưng nó luôn có xu hướng bị lạm dụng bởi những người nắm giữ. Ở Việt Nam thời gian tới, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước là yêu cầu tất yếu. Để bảo đảm cơ chế kiểm soát quyền lực được vận hành một cách hiệu quả, tất cả các người nắm giữ vị trí trong bộ máy nhà nước và các cơ quan nhà nước đều phải trở thành đối tượng của sự giám sát, kiểm soát.

Thứ ba, sự tác động, can thiệp của các thế lực bên ngoài nhằm thực hiện các mưu đồ chính trị của chúng. Myanmar đang trở thành mảnh đất màu mỡ cho các nước lớn, tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia khai thác. Vì vậy, chính quyền theo kiểu dân chủ hay chuyên chế ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của họ. Chính quyền Myanmar càng bất ổn, các tập đoàn kinh tế và các quốc gia có cơ hội để đặt được các mục tiêu chính trị, ngoại giao và kinh tế. Kịch bản này đã được áp dụng trong các cuộc “cách mạng màu” tại Ucraina, chính biến tại Bắc Phi, Trung Đông. Thực tiễn ở Việt Nam cũng minh chứng cho điều đó. Trong quá trình tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, các thông tin, bình luận thiếu thiện chí về vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam; các kịch bản lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng, xây dựng chế độ đa nguyên đa đảng,…liên tục được các tổ chức phản quốc ở nước ngoài, số đối tượng đi ngược lại lợi ích quốc gia - dân tộc đưa tin trên mạng Internet. Tất nhiên, những luận điệu mỵ dân đó không thể lung lay ý chí và niềm tin của người dân Việt Nam.

Bài học về phát triển kinh tế và chống dịch COVID-19 trong thời gian qua là những minh chứng quan trọng về vai trò của sự ổn định chính trị đối với đất nước và mỗi người dân Việt Nam./.

 St

Đăng nhận xét

 
Top