Thời đại hội nhập quốc tế và xã hội phát triển góp phần làm cho đời sống văn học-nghệ thuật (VHNT) ngày càng phong phú. Song VHNT cũng là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm, phức tạp.
Lợi
dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, YouTube và lợi dụng tự do
ngôn luận, tự do báo chí, một số “văn tài tha hóa” đã cho ra đời những sản phẩm
"núp bóng tác phẩm nghệ thuật", làm tha hóa tư tưởng con người và tác
động tiêu cực đến đời sống tinh thần xã hội.
Văn
nghệ sĩ tha hóa sẽ cho ra những đứa con tinh thần lạc lối, nguy hại
Sinh
thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt
trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”(1). Trong lịch sử đấu tranh giải
phóng dân tộc, những văn nghệ sĩ yêu nước đã sử dụng một loại vũ khí có sức
mạnh “thanh cao mà đắc lực”-thứ vũ khí không được chế tác bằng kim loại, không
gây sát thương, nhưng mang lại hiệu quả chiến đấu to lớn, góp phần làm nên
những chiến thắng lẫy lừng của dân tộc Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến vĩ
đại của dân tộc ở thế kỷ 21.
Nhà
thơ Sóng Hồng đã viết: “Dùng bút làm đòn xoay chế độ/ Mỗi vần thơ: Bom đạn phá
cường quyền” ("Là thi sĩ"). Những vần thơ như thay cho lời khẳng định
về giá trị, vị trí, vai trò của VHNT trong kháng chiến giải phóng dân tộc cũng
như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
Trong
sự nghiệp đổi mới, Đảng ta xác định, VHNT là lĩnh vực rất quan trọng để bồi
dưỡng tâm hồn, tình cảm, hoàn thiện nhân cách, đạo đức, trí tuệ, bản lĩnh của
con người. Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) khẳng định: “VHNT
là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hóa; là nhu cầu thiết yếu,
thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người; là một trong những động lực
to lớn, trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát
triển toàn diện của con người Việt Nam...
VHNT
Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập
quốc tế phải phát triển toàn diện và mạnh mẽ, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân
văn, dân chủ”.
Ngày
nay, trong điều kiện đất nước phát triển, đặc biệt là sự bùng nổ của cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư, tư duy sáng tạo văn học cũng như tâm lý học sáng
tạo nghệ thuật của văn nghệ sĩ đã được đổi mới, mở rộng và phát triển mạnh mẽ,
hội nhập cùng với xu hướng hiện đại của các nước tiên tiến trên thế giới. Cũng
từ đó, VHNT ngày càng có cách nhìn phóng khoáng hơn, biên độ sáng tạo được mở
rộng hơn, hệ thống tiếp nhận cũng được định hình theo sự phân tầng của tư duy
nghệ sĩ; góp phần đổi mới, đa dạng hơn về đề tài, nội dung tư tưởng.
Tuy
nhiên, thời gian qua xuất hiện một số văn nghệ sĩ đã bị các thế lực thù địch
lợi dụng, lôi kéo, mua chuộc; hay thậm chí chính họ bị tha hóa về tư tưởng
chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Những đối tượng này thành lập các
hội, nhóm, “sáng tạo” ra một thứ nghệ thuật đồi trụy "núp bóng" văn
hóa, văn chương; tạo ra những cái gọi là “tác phẩm nghệ thuật” thiếu chuẩn mực,
thiếu đạo đức, chà đạp truyền thống lịch sử, làm ô uế thuần phong mỹ tục của
dân tộc với những tư duy lệch lạc, những câu chuyện rẻ rúng, những thứ ngôn từ
thô tục... để phủ nhận thành quả cách mạng mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã
đổ biết bao xương máu mới giành được.
Thậm
chí, “tác phẩm nghệ thuật” ấy được lồng ghép và tạo dựng những hình ảnh dung
tục với một lối tư duy phi truyền thống, phi văn chương, phi nghệ thuật, phi
chính trị... nhằm mục đích tuyên truyền, kích động, bôi nhọ lịch sử, bôi nhọ
lãnh tụ, bôi nhọ anh hùng dân tộc, bôi nhọ nền tảng truyền thống văn hóa ngàn
đời của dân tộc...
Ví
như những cuốn sách: “Bên kia bờ ảo vọng”, “Một cơn gió bụi”, “Tây Hùng Vương”,
“Mối chúa”, “Đất mồ côi”... làm cho người tiếp nhận, nhất là thế hệ trẻ bị
hoang mang, dẫn đến nhận thức lệch lạc, đánh mất niềm tin vào cuộc sống, trật
tự xã hội bị đảo lộn, tư duy con người bị xô lệch, mất phương hướng.
Xây
dựng phòng tuyến văn hóa đủ sức ngăn ngừa những tác phẩm lệch lạc, xấu độc
Đảng,
Nhà nước ta và các cơ quan quản lý không hạn chế, kìm hãm tư duy sáng tạo nghệ
thuật của văn nghệ sĩ, nhưng định hướng, mong muốn, khuyến nghị các văn nghệ sĩ
cần đặt những sản phẩm sáng tạo-những thành quả lao động nghệ thuật-vào đúng vị
trí của nó và phù hợp với các giá trị chuẩn mực của cộng đồng, xã hội.
Trong
bối cảnh thông tin bùng nổ hiện nay, cần thực hiện nhiều giải pháp để xây dựng
phòng tuyến văn hóa đủ sức ngăn ngừa hiệu quả những hệ lụy tiêu cực từ các tác
phẩm VHNT có nội dung thấp kém, xấu độc. Giải pháp có ý nghĩa quan trọng hàng
đầu là tiếp tục quán triệt sâu sắc, thực hiện hiệu quả những định hướng của
Đảng về VHNT gắn với phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ mới.
Đặc
biệt chú trọng quán triệt và thực hiện tốt nội dung Nghị quyết số 23-NQ/TW của
Bộ Chính trị (khóa X) "Về tiếp tục xây dựng và phát triển VHNT trong thời
kỳ mới" và những chương trình, kế hoạch về phát triển văn hóa, VHNT mà các
ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương và chính quyền các địa phương đã xác định.
Coi
trọng và phát huy vai trò, trách nhiệm của những người làm nhiệm vụ “gác cổng
nghệ thuật”, những cơ quan trực tiếp làm công tác biên tập, xuất bản, phát
hành, tránh để những sản phẩm phi nghệ thuật được xuất bản, phát tán, lưu hành
trong đời sống xã hội. Các cơ quan quản lý, cơ quan biên tập, xuất bản phải
thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác biên tập; phối hợp
chặt chẽ với cơ quan liên quan để phân tích, sàng lọc và nắm được tư tưởng văn
nghệ sĩ thông qua sản phẩm sáng tạo.
Bên
cạnh đó, những người làm công tác quản lý VHNT phải thực sự nhạy bén trong nhận
định, đánh giá tác phẩm nghệ thuật, biết phân biệt rõ những tác phẩm nghệ thuật
chân chính với những sản phẩm “núp bóng nghệ thuật” được tạo ra bởi tư duy thấp
hèn, phục vụ những lợi ích cá nhân không lành mạnh và mang động cơ đen tối.
Đối
với đội ngũ văn nghệ sĩ và cán bộ, đảng viên, cần nhận thức đầy đủ về vai trò,
tầm quan trọng của VHNT trong đời sống tinh thần của nhân dân. Lĩnh vực VHNT là
một mặt trận mà những “chiến sĩ văn hóa” cần đem hết tài năng, trí tuệ và nhiệt
huyết của mình để cống hiến, sáng tạo những tác phẩm VHNT có giá trị.
Cùng
với đó, đội ngũ cán bộ, đảng viên nêu cao tinh thần đấu tranh với những tác
phẩm “núp bóng văn hóa”, những tác phẩm phi nghệ thuật và những cuốn sách có tư
tưởng lệch lạc, ý đồ chống phá Đảng, Nhà nước, bôi nhọ lịch sử dân tộc, ảnh
hưởng tiêu cực đến tư tưởng, nhận thức, tình cảm của nhân dân, nhất là thế hệ
trẻ.
Chúng
ta tôn trọng sự tự do sáng tạo nhưng phải quan tâm bồi dưỡng tư tưởng chính
trị, quan điểm, lập trường cho văn nghệ sĩ. "Lá, cành" của "cây
xanh" văn nghệ sĩ phải luôn "quang hợp" ánh sáng lý tưởng cách
mạng, nếu không, "cây" sẽ bị héo và "quả" sẽ sài đẹn. Lịch
sử nghệ thuật cho thấy, các nghệ sĩ lớn luôn tự do sáng tạo theo một xu hướng
nhất định.
Sáng
tạo VHNT theo những nguyên lý cơ bản của mỹ học Mác-xít là sáng tạo theo tinh
thần nhân văn, tiến bộ, phù hợp với quy luật tư tưởng và tình cảm tâm lý tiếp
nhận của con người. Sứ mệnh cao cả nhất của văn nghệ sĩ là tự do sáng tạo vì
nước, vì dân, vì chủ nghĩa xã hội, vì những phẩm giá tốt đẹp của con người và
giá trị chân, thiện, mỹ của xã hội.
Trong
xã hội hiện đại, để góp phần cho VHNT đi đúng hướng và có sức sống dồi dào, sức
lan tỏa sâu rộng, các cơ quan chức năng và các hội chuyên ngành VHNT cần tiếp
tục tổ chức các chuyến đi thực tế để văn nghệ sĩ có điều kiện tìm hiểu kỹ hơn
về đời sống xã hội, từ đó có những cảm nhận vui buồn, cảm thông và chia sẻ với
các tầng lớp nhân dân, nhất là người lao động.
Vốn
sống của văn nghệ sĩ không chỉ loanh quanh trong một cơ quan, địa phương, ngành
nghề mà phải vươn ra khắp mọi miền Tổ quốc. Sinh thời, nhà văn Nam Cao từng
nhấn mạnh: “Sống đã rồi hãy viết”.
Vì
lẽ đó, việc duy trì tổ chức những chuyến đi thực tế để các văn nghệ sĩ được
sống, được hít thở, được đập cùng nhịp đập trái tim của nhân dân ở mọi lúc, mọi
nơi trên đất nước Việt Nam sẽ góp phần giúp họ am hiểu cuộc đời, biết chắt lấy
tinh hoa đời sống để xây dựng mô hình, chất liệu, sức sống cho tác phẩm VHNT.
Đăng nhận xét