Chiến tranh tâm lý từ xa xưa đã được sử dụng như một phương thức tác chiến hiệu quả. Các nhà chính trị, quân sự thế giới ví “chiến tranh tâm lý” là “chiến tranh nhung lụa” và ngày càng được coi trọng hơn so với chiến tranh xâm lược. Lợi dụng sự phát triển của công nghệ thông tin, phương tiện truyền thông, nhiều quốc gia coi “chiến tranh tâm lý” làm mũi nhọn chiến lược có thể chọc thủng bất cứ “bức tường thép” phòng thủ nào của đối phương mà không phải sử dụng đến quân đội, vũ khí.


Với gần 5 tỷ thiết bị không dùng cho thông tin liên lạc có kết nối Internet trên toàn thế giới, tội phạm mạng và khủng bố có thể tấn công gây ra những thiệt hại nặng nề cho cuộc sống hàng ngày của mọi người hay một mối nguy hại an ninh quốc gia. Cuộc chiến trên không gian mạng đã được định nghĩa là “chiến trường thứ 5”.

Chiến tranh tâm lý là tất cả những phương thức, biện pháp đánh vào lĩnh vực tâm lý con người, xã hội ấy được các nhà chính trị, quân sự gọi là “chiến tranh tâm lý”. Nói một cách chính xác “chiến tranh tâm lý” là một thủ đoạn của chiến tranh, nhằm làm suy yếu đối thủ nhanh hơn và giành chiến thắng triệt để hơn so với các phương thức khác đã được tiến hành trong chiến tranh xâm lược truyền thống. Các nhà tư tưởng khẳng định, “chiến tranh tâm lý” đồng nhất với cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng. Theo nghĩa rộng, “chiến tranh tâm lý” là sự kế tục của chính trị và là phương tiện của chính trị; là cách thức, phương pháp đấu tranh tư tưởng của các bên có mâu thuẫn về tư tưởng. Theo nghĩa hẹp, “chiến tranh tâm lý” là các thủ đoạn của đấu tranh tư tưởng hay còn được gọi là “tâm lý chiến” thông qua sử dụng các biện pháp, cách thức, tác động vào tâm lý con người, xã hội của đối phương; nhằm tạo ra những xung đột tư tưởng: Lý tưởng, niềm tin, lợi ích và quyền lợi chính trị, kinh tế, xã hội, giá trị văn hóa… Từ đó gây ra mất đoàn kết, khủng hoảng và xung đột nội bộ, suy giảm tinh thần chiến đấu, dẫn đến phe cánh, bè phái, nội chiến rồi tự tan rã.

Lý do để các nước ưa sử dụng “chiến tranh tâm lý” là vì sau khi nghiên cứu các biểu hiện tâm lý con người và xã hội, các nhà hoạt động chính trị, chuyên gia quân sự cho rằng, nơi dễ bị “tổn thương nhất’ là tâm lý con người và xã hội. Nên đánh vào đây chẳng khác nào đánh vào “tiền duyên phòng ngự” trong trận địa tư tưởng của cá nhân và các cộng đồng người. Một lý do khiến nhiều nước trên thế giới luôn coi “chiến tranh tâm lý” là mũi nhọn khi thực hiện mục đích “hạ bệ”, lật đổ chế độ chính trị, chính phủ của một nước khác là bởi phương thức này khiến đối phương khó “điểm mặt, chỉ tên” kẻ thù một cách chính xác; tốn kém không nhiều kinh tế, giảm đổ máu binh sĩ trên chiến trường và thậm chí giảm đáng kể sự tàn phá do bom đạn chiến tranh gây ra như chiến tranh xâm lược truyền thống. Như vậy, “chiến tranh tâm lý” là cuộc chiến vô hình.

Trận địa của chiến tranh tâm lý, đó là cuộc chiến tranh diễn ra ở nhiều lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, quân sự, ngoại giao, khoa học công nghệ, truyền thông, giáo dục, thể thao… Trong thời bình, “chiến tranh tâm lý” càng được phát huy tác dụng và trở thành phương tiện quan trọng để tiêu diệt chính phủ của quốc gia có chủ quyền hoặc là chế độ chính trị có xu hướng đi ngược lại mục tiêu “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền”.

Vũ khí của “Chiến tranh tâm lý” là cuộc chiến tranh sử dụng phương thức tuyên truyền là chủ yếu. Phương tiện tiến hành “chiến tranh tâm lý” không phải là các loại máy bay, tàu chiến, tàu ngầm hay những sư đoàn, quân đoàn với hàng nghìn binh sĩ mà lại là các phương tiện công nghệ thông tin, như Internet, phát thanh, truyền hình, truyền đơn…


Đạn của “chiến tranh tâm lý” là “thông tin”, theo các nhà phân tích chính trị, xã hội, “đạn” của “chiến tranh tâm lý” có nhiều loại, rất đa dạng và được sử dụng ở từng thời điểm khác nhau. Nếu là tuyên truyền công khai thì sẽ có “thông tin trắng”. Còn tuyên truyền bí mật lại có “thông tin đen”, “thông tin xám”, “thông tin hồng”…

Nhằm để đánh lạc phương hướng chính trị của đối phương thông qua việc cung cấp nhiều thông tin sai lệch cho cá nhân và cộng đồng, làm biến dạng chân lý, mang lại cho con người “bán chân lý” (thực thực hư hư), tạo nên những ảo tưởng xa lạ...Hai là, phá hoại đạo đức và lối sống của quân đội và nhân dân phía đối lập, khêu gợi sự thất vọng. Ba là, gieo cấy vào nhận thức của quần chúng các quan điểm và giá trị tinh thần theo mục đích của bên tham chiến.

Vì là cuộc chiến vô hình, không giới tuyến, không bộc lộ trực diện ý đồ, khó xác định đối tượng và thông qua việc sử dụng thông tin ở các thời điểm khác nhau nên “chiến tranh tâm lý” trở thành cuộc chiến khó nhận diện và phòng, chống trong giai đoạn hiện nay...

Khi Internet xuất hiện, chiến tranh tâm lý bước vào không gian ảo, đây là phương tiện thông tin dễ tiếp thu nhất ở mọi thời điểm và, ít bị chi phối bởi ngoại cảnh, rất “hợp khẩu vị” đối với mọi tầng lớp, giới tính, lứa tuổi và ở mọi trình độ khác nhau. Nó “lấp đầy khoảng trống” mà phương tiện truyền thanh, các ấn phẩm in chưa thể khắc phục được.


Thế kỷ 21, các hình thức quen thuộc của chiến tranh trước đây như sử dụng quân đội hay khí tài để phá hủy cơ sở hạ tầng của đối phương đã trở nên lỗi thời. Thay vào đó, các quốc gia ngày càng tập trung đến những cuộc tấn công không chết người nhưng gây thiệt hại không kém: chiến tranh tâm lý trên không gian mạng, hình thức mới của chiến tranh ưu tiên các mục tiêu thuộc hệ thống truyền thông của đối phương.Những sĩ quan và binh sĩ làm việc sau màn hình máy tính chỉ để thiết lập một sự bảo vệ hoặc tấn công, khai thác các lỗ hổng của mạng lưới TT liên lạc. Mạng lưới truyền thông của các quốc gia ngày nay đa phần sử dụng internet, do vậy, chiến tranh tâm lý của thời đại thông tin không khi nào trở nên dễ dàng hơn như hiện nay. Chiến tranh thông tin kết hợp giữa chiến tranh điện tử, các hoạt động xâm nhập hệ thống và chiến tranh tâm lý sẽ hợp nhất thành một hình thức xung đột mới. Điều đó khiến trung tâm và điểm nóng của các cuộc chiến tranh trong tương lai có lẽ chỉ diễn ra trên mạng.

Một nguy cơ chiến tranh mới trong xã hội hiện đại: không cần tốn một viên đạn hay quả tên lửa, mà chỉ cần một cú nhấp chuột thì cả một quốc gia, thậm chí nhiều quốc gia cùng lúc, có thể bị đánh sập, mọi hoạt động ngưng trệ, cả một hệ thống thông tin liên lạc phải “lưu vong” ra nước ngoài, thậm chí bị đánh cắp dữ liệu sạch sẽ.

Trên thực tế, ngoài Mỹ, Anh, Đức, Nga, Trung Quốc, Triều Tiên, Ixraen, thì cũng có nhiều nước đã bí mật hoặc công khai xây dựng lực lượng TLC trên mạng Internet và sử dụng hiệu quả lực lượng đó phục vụ cho mục tiêu chiến lược mỗi nước.

NA TO

Đã thành lập Trung tâm Nghiên cứu Hợp tác Quốc phòng trên mạng (CCDCE) tại Tallinn và thiết lập các kết nối giữa hệ thống mạng quân đội với hệ thống mạng dân dụng. Thành viên gồm những kỹ sư và hacker giỏi về thông tin mạng.

ANH

Nước Anh đã thành lập đơn vị Dự bị Liên quân phòng thủ mạng (JCR) vào năm 2013. Đã tuyển mộ hàng trăm hacker làm quân dự bị, mục tiêu là tăng cường sự sắc bén của quân đội Anh trong việc phòng thủ, xác định các "bẫy an ninh mạng".Năm 2015, Để đối phó với các mối đe dọa từ chiến tranh tâm lý trên không gian mạng, Quân đội Anh đã thành lập Lữ đoàn 77 còn gọi là “lực lượng Facebook” có chức năng tiến hành “chiến tranh tâm lý” trên mạng. Nhiệm vụ của Lữ đoàn 77 là tham gia mạng Internet để dụ dỗ, thuyết phục các đối tượng "kẻ thù" bằng thủ thuật tâm lý chiến, chủ yếu sử dụng mạng xã hội Facebook, vì vậy còn có biệt danh là Lữ đoàn Facebook.

TRUNG QUỐC

Quân đội Trung Quốc (PLA) có loại máy bay quân sự mới, chuyên phục vụ chiến tranh tâm lý và đưa thông tin sai lạc trong lãnh thổ địch thù. Nếu xảy ra chiến tranh, PLA sẽ dùng loại máy bay này tuyên truyền xuyên tạc, xúi giục binh lính của nước đối đầu đào ngũ hoặc đầu hàng. Thực tế, ở Trung Quốc có đơn vị bí mật khét tiếng 61398 thuộc Quân đội Trung Quốc, đặt tại một tòa nhà 12 tầng ở Thượng Hải, bị báo chí phanh phui năm 2013 là đã tấn công mạng một loạt quốc gia và doanh nghiệp phương Tây trong suốt 7 năm. Tham gia cuộc tấn công có hàng ngàn hacker nói tiếng Anh thành thạo tham gia. Một cuộc tấn công khác vào hệ thống hạ tầng mạng của NATO cách đây 2 năm bị nghi là cũng do đơn vị này làm; và gần đây hơn, một loạt tấn công mạng nhằm vào NATO xuất phát từ nhóm hacker CyberBerkut. Đây được xem là "quân đoàn hacker bí ẩn" nằm dưới quyền điều hành và giám sát của quân đội Trung Quốc

NGA

Từ đầu thế kỷ 21, Nga đã thành lập lực lượng thông tin mạng có tài năng và rất giỏi, gồm nhiều người có khả năng trong lĩnh vực chiến tranh thông tin, thông qua các thủ đoạn tấn công mạng để triển khai tấn công từ xa, thu thập thông tin tình báo, phòng thủ mạng, chiến tranh tâm lý.

MỸ

Vào đầu thế kỷ 21, quân đội Mỹ đã thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến điều khiển học, thống nhất quản lý việc tấn công, phòng thủ không gian mạng. Sau đó, cùng với việc nâng cao vai trò chiến lược của chiến tranh tâm lý và sự phát triển của kỹ thuật thông tin, Mỹ đã tăng thêm quân số của lực lượng chiến tranh tâm lý thường trực và dự bị, nhằm nâng cao năng lực tác chiến cho lực lượng này trong các cuộc xung đột cường độ cao và cường độ trung bình trong tương lai. Theo tính toán, số nhân viên làm việc có liên quan đến chiến tranh tâm lý và tác chiến thông tin của quân Mỹ có gần 100 nghìn người.

Để đáp ứng nhu cầu của chiến trường thông tin trong tương lai, quân đội Mỹ đã trang bị cho lực lượng chiến tranh tâm lý các thiết bị thông minh hóa, bao gồm cả máy bay tuyên truyền chiến tranh tâm lý không người lái, đồng thời còn có kế hoạch từng bước đưa một số kỹ thuật mới (kỹ thuật mô phỏng ngôn ngữ, kỹ thuật mô phỏng hiện thực, kỹ thuật laze, kỹ thuật sao chép, tàng hình…) vào trong thực chiến của chiến tranh tâm lý trên mạng thông tin và mạng xã hội, để nâng cao hiệu quả chiến tranh tâm lý trên mạng. Ngoài ra, quân đội Mỹ còn xây dựng hệ thống chỉ huy tình báo tự động sử dụng cho chiến tranh tâm lý, để đánh giá, xác định tính hiệu quả của chiến tranh và thành lập Bộ Tư lệnh chiến lược ngôn ngữ quốc phòng vào đầu thế kỷ 21. Đây được xem là một trong những biện pháp quan trọng mà quân Mỹ lựa chọn để triển khai chiến tranh tâm lý trên mạng.

MỘT SỐ NƯỚC KHÁC

Chính phủ Ukraina cũng triển khai biện pháp ứng phó đối với tình hình tấn công thông tin mạng, đã xây dựng lực lượng tác chiến mạng. Theo một số nguồn tin cho biết, Bộ Chính sách thông tin Ukraina gần đây trên trang mạng chính phủ đã công bố một trang mạng mới mang tên “Lực lượng thông tin Ukraina”, tập hợp dân chúng Ukraina thành “Đội quân tự nguyện tác chiến mạng của Ukraina”. Bộ Chính sách thông tin Ukraina cho rằng, mục đích chủ yếu của việc thành lập lực lượng tác chiến mạng này là để hy vọng thông qua lực lượng thuê bao mạng Ukraina, truyền ra thế giới những thông tin chính xác về tình hình thực tế của Ukraina.

Quân đội Đức đánh giá, dư luận, đặc biệt là những bình luận, quan điểm liên quan đến quân đội trên mạng xã hội hiện nay, cả trong thời bình hay thời chiến đều ảnh hưởng đến sự tín nhiệm và ủng hộ của người dân đối với quân đội. Do vậy, ngoài phải nắm được kỹ năng quân sự, các sĩ quan tương lai phải học cách làm thế nào để đối phó với các phương tiện truyền thông, triển khai tuyên truyền có lợi, thậm chí còn phải học cách làm thế nào để lợi dụng truyền thông hoặc dư luận để giúp đỡ họ thực hiện mục đích quân sự. Trong nội dung giảng dạy của các trường quân đội, Đức đã tăng nội dung về nghệ thuật nói chuyện, lập kế hoạch truyền thông, quan hệ công chúng… với thời lượng phù hợp. Dạy cho học viên cách thức để thiết lập mối quan hệ với truyền thông và những người khác trên mạng xã hội, những kỹ xảo để có thể dẫn dắt dư luận xã hội theo hướng có lợi cho mình.

Theo “Nhật báo Trung ương” Hàn Quốc, một nhân viên nghiên cứu cao cấp thuộc Ban nghiên cứu chính sách an ninh Hàn Quốc nói rằng: Để tăng cường cuộc chiến tranh tâm lý với Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên đã xây dựng lực lượng chiến tranh tâm lý trên mạng với 200 người. Bài báo này nói rằng, “ Hacker” Triều Tiên trực tiếp do Cục tự động hóa chỉ huy, Bộ tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Triều Tiên và Tổng cục Trinh sát Bộ Tư lệnh lực lượng vũ trang nhân dân trực tiếp lãnh đạo, trong đó, Cục 121 thành lập năm 1998 là lực lượng “hacker” đầu tiên chuyên thực hiện nhiệm vụ tấn công và phòng thủ mạng, phụ trách thu thập tin tức tình báo quân sự của các nước Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản… đồng thời thực hiện nhiệm vụ tác chiến mạng, ví dụ như xâm nhập vào mạng máy tính cơ quan quân sự đối phương, đánh cắp dữ liệu, thậm chí phát tán virus máy tính.

Chiến tranh tâm lý thời nào cũng có nhưng ngày nay, trong thời đại mạng internet phát triển, chiến trường chiến tranh tâm lý mang một diện mạo mới được mở rộng về quy mô và phát huy tối đa uy lực của nó. Đó là một cuộc chiến không có bom đạn nhưng tác động rất mạnh đến tinh thần công chúng. Chiến tranh tâm lý là một trong những thủ đoạn mà kẻ địch đã sử dụng trong các cuộc chiến xâm lược trước đây và hiện nay chúng còn tiếp tục sử dụng với những chiêu thức mới hết sức tinh vi phức tạp.

Để có sức kháng thể tốt, tạo ra sự miễn dịch tâm lý đòi hỏi mỗi người dân khi tham gia mạng xã hội phải luôn luôn cảnh giác, biết lựa chọn, biết phân biệt thông tin đúng sai, đừng để bị hoang mang giao động và gục ngã trước những mũi tiến công của chiến tranh tâm lý .

 

Đăng nhận xét

 
Top