Khi giang hồ từ ngoài đời thật xâm lấn không gian mạng cũng sẽ mang lại những nguy hiểm không khác gì giang hồ ngoài đời.
Thời
gian gần đây xuất hiện ngày càng nhiều giang hồ mạng – chủ nhân của những kênh
YouTube “triệu views” như: Khá "bảnh", Dương Minh Tuyền, Phú Lê, Dũng
Trọc,… Điều đáng nói là các video clip rất phản cảm và mang tính bạo lực, thiếu
văn hóa, song vẫn thu hút được cộng đồng mạng, đặc biệt là giới trẻ. Có không
ít bạn trẻ tung hô, cổ xúy, thậm chí là thần tượng những giang hồ mạng này.
“Có
thể nói YouTube như một cái chợ nhưng ban quản lý chợ lại không phải ở Việt Nam
mà ở nước ngoài. Điều này dẫn đến có nhiều thứ không tốt được xuất hiện trên
YouTube. Trên đó có quá nhiều thông tin vừa tốt, vừa xấu và hiện tượng giang hồ
online thì chỉ thời đại bây giờ mới có. Khi giang hồ từ ngoài đời thật xâm lấn
không gian mạng cũng sẽ mang lại những nguy hiểm không khác gì giang hồ ngoài
đời. Mặc dù các cơ quan chức năng đã có một số biện pháp nhưng hiện tượng này
vẫn chưa được triệt tiêu hết và đây là điều thực sự đáng lo ngại”
Những
video của các giang hồ mạng đều mang nội dung xấu, nhảm nhí, thậm chí là vi
phạm đạo đức xã hội. Tuy nhiên, chúng vẫn dễ dàng được nhiều người chấp nhận,
thậm chí tung hô, nhất là các bạn trẻ.
Nguyên
nhân xuất phát từ việc bản thân người xem ở lứa tuổi teen là chính và chưa có
nhận thức đúng đắn. Bản thân con người có những điều rất muốn nói, thích được
nói nhưng không dám nói hoặc không được phép nói. Vì vậy, khi có người trên
mạng xã hội nói ra những điều mà người ta không sợ gì, kể cả văng tục, nói bậy
hay làm những thứ lố lăng lại được bộ phận những người đang có nhu cầu được nói
những điều như vậy ủng hộ. Đối tượng nghe giang hồ mạng nhiều nhất là lứa tuổi
dưới 20 tuổi – lứa tuổi chưa có sự kiểm soát và nhận thức đúng đắn”.
Những
clip, video của các "giang hồ mạng" hiện nay đang là một câu chuyện
khiến xã hội rất quan tâm. Chia sẻ về lý do khiến giới trẻ hứng thú với những
video có hình ảnh phản ánh đời sống của dân anh chị, hay còn được gọi là
"dân xã hội" mà vốn từ trước đến nay chỉ có trong phim ảnh, nhà báo
Ngô Bá Lục cho rằng, nhiều "giang hồ mạng" rất giỏi khi có thể đánh
bóng bản thân và che giấu đi bản chất của mình. Vì vậy, nhiều người cũng có sự
ngưỡng mộ đối với "giang hồ mạng" vì chưa nhìn được hình ảnh họ ăn
cướp, đánh nhau ở đâu, nhưng lại thấy được những hình ảnh họ làm từ thiện, giúp
đỡ người nghèo, giúp đỡ những người yếu thế.
"Sự
đánh bóng bản thân của họ đã là yếu tố lừa đảo rất nhiều người, thu hút được
nhiều người hâm mộ. Điều này dẫn đến tình trạng có nhiều bạn trẻ cũng biết đây
là cái xấu, là kẻ giang hồ, không phải những người tốt nhưng người ta vẫn
thích”- nhà báo Ngô Bá Lục cho biết.
Có
thể thấy, một bộ phận giới trẻ hiện nay đang coi trọng giá trị cá nhân hơn. một
bộ phận giới trẻ coi việc tìm kiếm những yếu tố kích thích, thú vị, mới lạ
trong cuộc sống như một cách thư giãn. Chính vì vậy, những hành vi phá vỡ
nguyên tắc, thể hiện cá tính, thậm chí là nguy hiểm, vi phạm pháp luật cũng
được họ nhìn nhận là mang tính giải trí. Tuy nhiên, từ sự hiếu kỳ dẫn đến việc
bắt chước, học theo những hành vi lệch chuẩn này lại là ranh giới rất mong
manh.
Những
hành vi lệch chuẩn của giới trẻ hay tình trạng bạo lực trong giới trẻ xuất hiện
ngày một nhiều. Đây chính là hệ lụy không thể tránh khỏi của tình trạng
"giang hồ mạng". Việc trẻ tiếp cận mạng xã hội hiện nay là rất nhiều
nhưng việc lọc thông tin trên mạng xã hội lại chưa được định hướng.
Để
khắc phục tình trạng này, thiết nghĩ rằng, nhà trường cần phải có những chiến
dịch, hoạt động cộng đồng để cho các con nhận thức đúng về các vấn đề trên
mạng; xã hội phải có sự thay đổi về mặt luật pháp để quản lý nội dung trên mạng
sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, gia đình là yếu tố quan trọng nhất, cha mẹ cần
làm bạn với các con để hiểu tâm tư nguyện vọng của con và định hướng nội dung
trên mạng mà các con theo dõi một cách đúng đắn nhất./.
Đăng nhận xét