Thông tin Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe xin từ chức vì lý do sức khỏe không chỉ khiến người dân Nhật Bản lo lắng, tiếc nuối mà còn khiến cả thế giới bất ngờ. Nếu như báo chí đưa tin về sự việc một cách rất bình thường thì trang tin RFA lại tung ra bài viết đầy ẩn ý khơi gợi với tựa đề “Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe từ chức vì sức khỏe, lãnh đạo Việt Nam thế nào?”.
Như
được biết, cách đây 2 ngày, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã xác nhận sẽ từ
chức vì cần tập trung điều trị bệnh viêm đại tràng mãn tính. Đáng nói là, đây
không phải lần đầu tiên Thủ tướng Nhật Bản xin từ chức. Năm 2007, ông ấy cũng
đã có việc làm tương tự vì nguyên nhân này chỉ một năm sau khi đắc cử. Ai cũng
biết, ông Shinzo Abe là người lãnh đạo được nhân dân Nhật Bản tín nhiệm nhiều
năm ở cương vị Thủ tướng, bởi có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước
Nhật Bản và thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực ở khu vực và thế giới. Việc Thủ
tướng Shinzo Abe đột ngột tuyên bố từ chức lần thứ hai là một cú sốc rất lớn
với những người dân đang kỳ vọng, bởi chẳng khác nào ông ấy chọn cách từ bỏ
nhiệm vụ, trách nhiệm, niềm tin yêu của nhân dân Nhật Bản để chọn sức khoẻ của
bản thân mình cả.
RFA
hỏi “lãnh đạo Việt Nam thế nào?” Xin được phép nhắc lại tấm gương của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, năm 1969, khi Bác lâm bệnh nặng, dù nằm trên giường bệnh nhưng Bác
vẫn làm việc. Hằng ngày, Bác vẫn nghe báo cáo tình hình, công việc ở cả hai
miền. Bác vẫn đọc sách báo, bản tin, gửi điện mừng, tặng thưởng Huân chương,
Huy hiệu cho những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong lao động, sản
xuất và chiến đấu. Trước tình hình lũ lụt ở miền Bắc và Hà Nội đang dâng cao,
Bác kiên quyết không di tản theo đề nghị của Trung ương. Bác ở lại Thủ đô, mong
muốn được gặp nhân dân trong ngày lễ Quốc khánh, đồng thời nhắc nhở phải quyết
tâm giữ vững đê, bảo vệ nhân dân, bảo vệ sản xuất. Cứ thế, tình yêu, sự quan
tâm, lo lắng dành cho đất nước và nhân dân đi theo Bác đến tận ngày cuối đời.
Tiếp
theo, xin hãy nhớ về hình ảnh của cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang - một vị lãnh
đạo có vóc người cao to, phong thái đĩnh đạc nhưng kể từ khi mắc bệnh hiểm
nghèo, sức khỏe của ông suy yếu dần, dáng vẻ cũng tiều tụy đi. Một năm trời,
hầu như người dân không hề hay biết cố Chủ tịch nước vừa đi Nhật chữa trị vừa
điều hành đất nước. Ông ấy vẫn liên tục xuất hiện, vẫn tiếp đón nguyên thủ và
đoàn ngoại giao các nước. Trước khi qua đời một tháng, ông còn đi thăm và làm
việc ở hai đất nước xa xôi, khí hậu khắc nghiệt là Ethiopia và Ai Cập. Thậm
chí, những ngày cuối đời, cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang vẫn bận rộn với một
chuỗi lịch làm việc dày đặc. Đó là cách làm của một người lãnh đạo có trách
nhiện, bản lĩnh, lạc quan, luôn tận tụy với công việc, cố gắng hoàn thành nhiệm
vụ mà đất nước và nhân dân giao phó. Thay vì để người dân cả nước lo lắng thì cố
Chủ tịch nước đã vẫn chọn cách im lặng và tiếp tục làm việc như bình thường.
Về
sau này, đến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng vậy, dù tuổi cao
nhưng Tổng Bí thư vẫn thường xuyên đi thăm và làm việc với chính quyền địa
phương, tiếp xúc cử tri. Không quản thời tiết, ông vẫn bước xuống cánh đồng để
có cơ hội gần gũi trò chuyện, nắm bắt khó khăn và đưa ra phương hướng giải
quyết cho người dân. Đến khi ông ngã bệnh, mất một tháng để chữa trị, mặc cho
thời điểm ấy, sức khỏe chưa hồi phục hoàn toàn, chân đi còn chưa vững nhưng
ngay ngày đầu tiên xuất hiện trở lại, ông đã triệu tập cuộc họp với các lãnh đạo
chủ chốt vào ngày 14/4. Tiếp sau đó là tham gia nhiều hoạt động chính trị quan
trọng cho đến ngày nay. Nếu không có ý chí, bản lĩnh chính trị, một lòng hướng
về lợi ích của đất nước và người dân thì lấy đâu ra sức mạnh để người lãnh đạo
vừa đối mặt, chiến đấu với bệnh tật vừa có những chỉ đạo chuẩn xác, đơn cử như
công cuộc phòng chống tham nhũng của đất nước.
Đáng
bàn là, việc lãnh đạo gặp vấn đề sức khỏe nhưng vẫn tiếp tục làm việc, vẫn cố
gắng hoàn thành trách nhiệm với đất nước và người dân không phải chỉ có ở Việt
Nam. Mà ở các nước phương Tây, thời gian qua cũng có không ít lãnh đạo như vậy.
Thủ tướng Đức Angela Merkel khiến cả thế giới chú ý khi khoanh tay, run lẩy bẩy
trong lễ tuyên thệ nhậm chức của tân Bộ trưởng Tư pháp Christine Lambrecht ở
Berlin. Bà cũng có biểu hiện run rẩy tương tự trong lễ đón Tổng thống Ukraine
Volodymyr Zelensky tại phủ Thủ tướng. Nhiều người đã bày tỏ lo ngại về sức khỏe
của bà Merkel nhưng Thủ tướng 64 tuổi vẫn gạt đi để tiếp tục công việc của
mình. Là người phụ nữ nhưng bà Merkel còn không chịu đầu hàng trước bệnh tật
thì việc Thủ tướng Shinzo Abe xin từ chức ít nhiều cũng khiến chúng ta phải suy
nghĩ.
Hay
như trong chuỗi ngày chống dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, Thủ tướng Anh Boris
Johnson không may mắn nhiễm virus Corona, mặc dù thời gian đầu phải tự cách ly
ở nhà nhưng lãnh đạo xứ sở sương mù vẫn tuyên bố làm việc bình thường, vẫn điều
hành Chính phủ. Đây cũng là cách hành động của Thủ tướng Canada Justin Trudeau,
khi đối mặt với nguy cơ nhiễm virus Corona, ông cũng ở nhà tự cách ly và làm
việc hoàn toàn bình thường, thay vì tuyên bố “từ chức”.
Dẫu
biết, lãnh đạo Nhật Bản có văn hóa từ chức từ lâu nhưng vì lý do bệnh tật, sức
khỏe thì có vẻ như người đó đang chạy trốn vấn đề, không dám đối mặt với thách
thức, đôi khi cũng có phần ích kỷ với chính đất nước và người dân của mình. Tất
nhiên, mỗi lãnh đạo sẽ có một sự lựa chọn, thế nên đừng bao giờ mang khuôn mẫu
Thủ tướng Nhật Bản từ chức vì bệnh tật để bắt lãnh đạo Việt Nam hay bất kỳ một
đất nước nào cũng phải làm theo như vậy./.
Đăng nhận xét