Bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 là sự kiện chính trị trọng đại của đất nước; là nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, nhằm bầu ra những người tiêu biểu có đủ đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ mới.
Cho
đến nay, công tác chuẩn bị cho bầu cử đang được các cơ quan chức năng tích cực
tiến hành, bảo đảm dân chủ, kỷ cương, đúng pháp luật. Tuy nhiên, các thế lực
thù địch, các đối tượng phản động, cơ hội chính trị lại xem đây là một cơ hội
để chống phá. Lợi dụng không gian mạng, nhiều tổ chức phản động lưu vong như
"Việt Tân", "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời",
"Triều Đại Việt" và một số cá nhân, hội nhóm chống đối trong nước
đang tiến hành các hoạt động kích động, xuyên tạc, cổ súy các hành vi trái luật
liên quan đến bầu cử.
Từ
việc xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác bầu cử; chúng cho
rằng: “Bầu cử chỉ là “màn kịch dân chủ” do Đảng đạo diễn, chỉ là hội nghị Đảng
Cộng sản mở rộng”, “Đảng Cộng sản đang độc diễn trong bầu cử”, “Không thể có
cuộc bầu cử dân chủ khi Đảng Cộng sản lãnh đạo cuộc bầu cử” v.v… ; rồi chúng
tiếp tục diễn chiêu trò “tự ứng cử”; chúng liên tục hô hào các hội nhóm dân chủ
trên mạng xã hội ký tên ảo, tung hô, ủng hộ cho các “nhà dân chủ” để gây rối,
phá hoại cuộc bầu cử.
Nguy
hiểm hơn, chúng ra sức xuyên tạc công tác tổ chức bầu cử, tung ra các kiến nghị
vô căn cứ. Cụ thể, các trang mạng xã hội đang tập trung xoáy vào vấn đề về số
lượng, cơ cấu đại biểu Quốc hội, đặc biệt là về số lượng đại biểu là người
ngoài Đảng. Tại Nghị quyết số 1185/NQ-UBTVQH14 ngày 11/1/2021 của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội về việc dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa
XV, cơ cấu số lượng đại biểu là người ngoài Đảng từ 25-50 đại biểu (5-10%). Tuy
nhiên, với mưu đồ chống phá công tác bầu cử, các đối tượng xấu đã biến tướng,
xuyên tạc bản chất vấn đề, đưa ra những luận điệu hướng lái, cho rằng Đảng quy
định số lượng đại biểu ngoài Đảng là quá ít, cần phải “cân bằng quyền lực”
trong Quốc hội bằng cách chia một nửa số ghế cho những người ngoài Đảng… Những
đòi hỏi, kiến nghị quá chớn này làm ta liên tưởng tới sự kiện Tổng tuyển cử đầu
tiên khi đất nước mới giành được độc lập, trong bối cảnh trong nước và quốc tế
có những diễn biến vô cùng phức tạp; khi không phá hoại được Tổng tuyển cử,
Việt Nam Quốc dân đảng và Việt Nam Cách mạng đồng minh hội (Việt quốc, Việt
cách) đã đòi 70 ghế trong Quốc hội.
Thậm
chí, có đối tượng còn đòi xóa bỏ cơ chế bầu cử hiện tại, đòi hỏi phải tiến hành
bầu cử theo phương thức của các nước tư bản, để chúng dễ bề cài cắm các “mầm
mống dân chủ” vào Quốc hội nhằm biến nghị trường Quốc hội của ta trở thành diễn
đàn để các đối tượng thực hiện hoạt động chống phá, hình thành lực lượng đối
lập trong Quốc hội - cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, thúc đẩy “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” trong nội bộ và hiện thực hóa chiến lược “diễn biến hòa bình”,
làm nước ta tự suy yếu từ bên trong.
Do
vậy, để cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các
cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 thành công, mỗi người dân cần nâng cao cảnh giác không
nghe và tin theo những luận điệu xuyên tạc, phản động; hãy đặt niềm tin tuyệt
đối vào sự lãnh đạo của Đảng, hoàn thành thất tốt quyền và nghĩa vụ cao cả của
một công dân trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm
kỳ 2021-2026 sắp được diễn ra./.
Đăng nhận xét