Tình hình chính trị - xã hội của Myanmar tiếp tục có những diễn biến phức tạp khi người biểu tình tiến hành đập phá một số công ty của TQ, sau đó là đường ống dẫn dầu, đường ray xe lửa nối liền giữa TQ và Myanmar bị đốt và phá tan hoang. Hậu quả của của những hành động quá khích của người biểu tình là hệ thống hạ tầng nhiều khu vực bị phá hoại nghiêm trọng, cùng với sự thiệt hại về người của cả 2 phía.



Cho dù với bất kỳ nguyên nhân gì thì hành động đập phá tài sản công ty nước ngoài, phá hoại nhà đầu tư quốc tế chỉ khiến cho tình hình rối ren hơn và chính những người dân là những người trực tiếp chịu ảnh hưởng (công nhân không có viêc làm, người dân thất nghiệp, tình hình xã hội không ổn định…).

Nhiều người cho rằng do TQ hoặc do phương Tây đứng đằng sau nhưng với quan điểm cá nhân thì nguyên nhân chính vẫn là do thể chế chính trị, do lợi ích nhóm hay nói tóm lại vẫn là do chính người dân của Myanmar. Bởi vì vận mệnh của nước mình không ai khác chỉ có chính quyền và người dân nước đó mới là người quyết định.



Qua đây mới thầy rằng cái giá của sự “tự do”, “bình yên” và “độc lập” chưa bao giờ là dễ dàng, miễn phí. Để có được ngày hôm nay, các thế hệ của người Việt Nam đã phải hy sinh cả mồ hôi và xương máu để giành được hòa bình và độc lập. Qua đây chúng ta càng trân trọng hơn sự hòa bình, ổn định và phát triển của Việt Nam đạt được ngày hôm nay.

Nhìn Myanmar chúng ta cần tỉnh táo trước chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” của các thế lực thù địch lợi dụng chống phá Việt Nam hiện nay. Thông qua cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 của Việt Nam, chúng ta có thể cảm nhận thấy được sự quan tâm, lo lắng của Đảng, Nhà nước đối với nhân dân và đặt tính mạng của người dân lên trên hết, cho thấy sự ưu việt của chế độ CNXH. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước cùng với lòng yêu nước, sự đoàn kết đoàn kết toàn dân tộc, chúng ta tin tưởng sẽ thực hiện thắng lợi mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

ST

 

Đăng nhận xét

 
Top