Việt Nam thành công trong đối phó nhiều làn sóng lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng, nguyên Phó cố vấn Hội đồng an ninh quốc gia Ấn Độ S D Pradhan, nhận định trong bài viết đăng trên The Times of India.
1. Viện
Lowy đã công bố một chỉ số vào ngày 28/01/2021, xếp hạng 98 quốc gia và thành
công của họ trong việc đối phó đại dịch COVID-19. Việt Nam xếp thứ 2 sau New
Zealand. Điều này càng đáng nói hơn khi Việt Nam là quốc gia kề cận với Trung
Quốc cả trên biên giới đất liền và ranh giới trên biển và vào thời điểm bùng
phát dịch COVID-19 ở Trung Quốc, nhiều người Việt Nam tại Trung Quốc đã trở về
nước để đón Năm mới âm lịch.
Việt
Nam đã phải đối mặt với một vài đợt dịch bệnh như vậy kể từ năm 2003 và đã khéo
léo ngăn chặn chúng: dịch Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) năm 2003 và các
trường hợp cúm gia cầm ở người từ năm 2004 đến năm 2010. Thậm chí lần này, Việt
Nam phải đối mặt với ba đợt dịch bệnh vào năm 2020 đợt đầu tiên ở tháng Một,
đợt thứ hai vào tháng Ba và đợt thứ ba vào tháng Bảy.
Trong
cả ba đợt dịch bệnh, Việt Nam đã cơ bản thành công trong việc ngăn chặn sự lây
lan của dịch bệnh, giữ được số lượng ca nhiễm thấp và số ca tử vong rất ít.
Việt
Nam đã phát hiện ca bệnh đầu tiên vào ngày 23/01/2020 và ngay sau đó đã bắt đầu
thực hiện các bước để ngăn chặn sự lây lan của virus. Việt Nam ngay lập tức
thành lập một ủy ban chỉ đạo quốc gia để điều phối chiến lược mang tính “toàn
thể chính phủ” của cả nước. Việc đánh giá rủi ro được tiến hành ngay tức thời.
Các cơ sở giáo dục đã được đóng cửa ở các vùng bị ảnh hưởng.
Tại
Vĩnh Phúc, một tỉnh phía Bắc cách Hà Nội khoảng một giờ lái xe, lệnh đóng cửa
đã được ban hành tại xã Sơn Lôi, các bệnh nhân bị cách ly và những người tiếp
xúc gần với họ sẽ ở trong trại cách ly tập trung ít nhất 14 ngày.
Việt
Nam cũng kích hoạt việc sàng lọc trên toàn cộng đồng khi có dấu hiệu lây nhiễm
trong cộng đồng. Nước này đã đóng cửa biên giới, áp đặt các lệnh đóng cửa,
thiết lập các cơ sở cách ly ở quy mô lớn, đồng thời thực hiện kiểm tra và truy
vết những người có tiếp xúc nghiêm ngặt thông qua các ứng dụng trong giai đoạn
đầu của dịch bệnh.
Việt
Nam cũng theo dõi các F1, F2, F3, F4 của người nhiễm bệnh. Việt Nam đưa ra các
chính sách kiểm soát dịch nghiêm ngặt. Khi Trung Quốc thông báo về ca bệnh đầu
tiên chết do COVID-19, Việt Nam đã ngay lập tức thực hiện việc kiểm tra sức
khỏe tại các sân bay, nơi tất cả các du khách được đo nhiệt độ cơ thể. Việt Nam
đã đình chỉ tất cả các chuyến bay giữa nước này và Trung Quốc trong giai đoạn
đầu và sau đó là tất cả các chuyến bay quốc tế. Việc xác định “điểm nóng” và
thực hiện các bước cần thiết để phong tỏa khu vực đã bắt đầu sớm ở Việt Nam.
Vào
tháng 3/2020, Việt Nam chứng kiến đợt COVID-19 thứ hai. Ngay sau khi ca bệnh
đầu tiên của đợt dịch thứ hai được phát hiện, chính phủ đã theo dõi và cách ly
khoảng 200 người tiếp xúc gần với những người bị nhiễm bệnh. Các biện pháp khác
để kiểm soát sự lây nhiễm đã được áp dụng. Xét nghiệm ở các khu vực được xác
định đã được đẩy mạnh. Các cơ sở giáo dục đã được đóng cửa. Mọi người được yêu
cầu đeo khẩu trang.
Làn
sóng thứ ba xuất hiện tại Việt Nam vào tháng Bảy. Sau 99 ngày không lây nhiễm,
dịch COVID-19 tái diễn vào ngày 25/7/2020. Lần này, thành phố biển Đà Nẵng, một
địa điểm thu hút khách du lịch, đã trở thành tâm điểm của đợt dịch này. Virus
lây lan rất nhanh đến Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Tính
đến cuối tháng 12, đã có 2362 người bị nhiễm bệnh và số người chết là 35 người.
Việt Nam đã chuyển sang các chiến lược tương tự vốn đã thành công trong việc
chấm dứt các đợt bùng phát trước đó để ngăn chặn dịch bệnh: phong tỏa các khu
vực xác định, cấm đi lại, đóng cửa kinh doanh, cách ly hàng loạt và xét nghiệm
diện rộng.
Tính
đến giữa tháng Chín, có 61.968 người đang được theo dõi, 998 người được cách ly
tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe, 15.619 người được cách ly tại các cơ sở tập
trung và 45.351 người tự cách ly tại nhà.
Có
thể thấy, số người bị nhiễm bệnh và số người chết vẫn rất thấp. Thành công ấy
là nhờ việc thực hiện những hành động kịp thời. Một yếu tố giúp Việt Nam đáng
kể là nước này đã có kinh nghiệm đối phó với các dịch bệnh tương tự như đã đề
cập trước đó. Do vậy, quốc gia này có cơ sở hạ tầng phù hợp để đối phó với đại
dịch. Việt Nam cũng đã đầu tư rất nhiều vào hệ thống chăm sóc sức khỏe, với chi
tiêu cho y tế công cộng trên đầu người tăng trung bình 9% mỗi năm từ năm 2000
đến năm 2016.
2. Ba
khía cạnh trong cách Việt Nam ứng phó với đại dịch là quan trọng.
- Đầu
tiên, Việt Nam phản ứng kiên quyết trước sự bùng phát của tất cả các làn sóng
dịch bệnh. Nước này đã dừng tất cả các chuyến bay từ Trung Quốc đại lục, tiếp
đó là tất cả các chuyến bay quốc tế không lâu sau khi làn sóng thứ hai được
phát hiện. Dừng việc cấp thị thực và tiếp nhận du khách cũng được áp dụng để
kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh.
Chính
phủ Việt Nam đã quyết định sơ tán 80.000 du khách khỏi Đà Nẵng. Thành phố đã
tiến hành các quy trình khử trùng quy mô lớn để kiểm soát sự lây lan của
COVID-19 và thắt chặt kiểm soát di chuyển. Việc đóng cửa đã được áp dụng trong
toàn thành phố. Một bệnh viện dã chiến 500 giường dành cho bệnh nhân COVID-19
cũng được thành lập.
- Thứ
hai, cách tiếp cận của Việt Nam trong xác định và cách ly các trường hợp nghi
nhiễm là dựa trên nguy cơ lây nhiễm dịch tễ học của họ. Nếu những người đã tiếp
xúc với một ca bệnh đã được xác nhận hoặc đến một quốc gia bị ảnh hưởng bởi
COVID-19, họ sẽ bị cách ly và xét nghiệm ngay cả khi họ không có bất kỳ dấu
hiệu nào của bệnh. Điều quan trọng là tỷ lệ cao các ca bệnh không xuất hiện
triệu chứng (43%) cho thấy rằng cách tiếp cận này có thể đã góp phần quan trọng
trong việc ngăn chặn sự lây nhiễm trong cộng đồng ở giai đoạn đầu.
- Thứ
ba, thành công của Việt Nam trong việc kêu gọi sự hợp tác từ người dân thông
qua chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng hiệu quả. Công dân tuân thủ
nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về giãn cách xã hội. Việt Nam một lần nữa khuyến
khích hệ thống giám sát khu dân cư. Công dân Việt Nam được yêu cầu khai báo về
hàng xóm của mình, nếu họ nghi ngờ ai đó đang mắc bệnh. Sự hợp tác từ người dân
là rất tốt. Vì người dân đã phải đối mặt với những căn bệnh như vậy trước đó
nên họ dễ dàng và sẵn sàng áp dụng các biện pháp cần thiết.
3. Việt
Nam cũng chia sẻ kinh nghiệm với các nước trong ASEAN. Việt Nam với tư cách là
Chủ tịch ASEAN đã đưa ra một tuyên bố vào giữa tháng 2, thu hút sự chú ý về
nguy cơ của loại virus này và kêu gọi hợp tác khu vực và quốc tế.
Vào
tháng Tư, Việt Nam đã tổ chức Hội nghị trực tuyến Cấp cao Đặc biệt ASEAN+3 về
ứng phó COVID-19. Các nước nhất trí trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau về
vật tư y tế. Việt Nam đã tham gia một số cuộc họp trực tuyến quốc tế và chia sẻ
kinh nghiệm cũng như đề xuất các biện pháp đối phó với đại dịch. Việt Nam cũng
hỗ trợ các thiết bị y tế và đồ bảo hộ thiết yếu không chỉ trong khu vực mà còn
ở châu Á, châu Âu, Hoa Kỳ và Nam Mỹ. Khía cạnh này được nhiều nước khen ngợi và
cải thiện đáng kể hình ảnh quốc tế.
Về
bản chất, thành công của Việt Nam trong việc đối phó dịch bệnh phụ thuộc vào ba
yếu tố: truy vết tiếp xúc ở bốn cấp độ, xét nghiệm chiến lược và thông điệp rõ
ràng đối với việc giãn cách xã hội, sử dụng khẩu trang, cách ly khi cần thiết,
tất cả những điều đó đều được người dân tuân thủ.
Việt
Nam đã hành động rất nhanh chóng và kiên quyết áp đặt các lệnh đóng cửa khi cần
thiết cùng với việc xét nghiệm chiến lược. Những bước đi này đã giúp ngăn chặn
đại dịch ở trong nước trước tất cả các đợt dịch bệnh với số người chết rất ít
mặc dù dân số gần 100 triệu người. Trên thực tế, Việt Nam đã nổi lên như một
hình mẫu để đối phó với dịch bệnh này./.
Đăng nhận xét