Việc học tập nghị quyết của đảng là nhiệm vụ và nhu cầu của các cấp ủy đảng và mỗi cán bộ, đảng viên. Qua nghiên cứu, học tập nghị quyết của sẽ góp phần đưa chủ trương, đường lối của Đảng đến với cán bộ, đảng viên và Nhân dân; tạo sự thống nhất trong Đảng, là điều kiện tiên quyết đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Tuy nhiên, thời gian
qua trong các buổi quán triệt, học tập nghị quyết chúng ta thường xuyên bắt gặp
cảnh một số cán bộ đảng viên học tập không tập trung, gáp ngắn, gáp dài, buồn
ngủ, đi ra, đi vào… và khi ban tổ chức yêu cầu viết bài thu hoạch, kiểm tra nhận
thức việc học tập nghị quyết thì có nhiều cán bộ, đảng viên thực hiện một cách
chống đối, thậm chí là nhờ đồng nghiệp làm hộ… Qua những việc trên cho thấy,
hiện nay, nhiều cán bộ đảng viên chưa xác định rõ trách nhiệm học tập và tầm
quan trọng khi được học nghị quyết nên khi học xong chẳng buồn bàn thảo, tư duy
về giá trị, tinh thần hay nội dung nghị quyết cần vận dụng vào quá trình rèn
luyện của bản thân và phục vụ công tác chuyên môn của mình.
Đảng lãnh đạo hệ thống
chính trị và toàn xã hội bằng cương lĩnh, đường lối, chủ trương của mình, hình
thức là các nghị quyết. Đây là điều cơ bản nhất, bởi các nghị quyết của Đảng
chính là sự kết tinh bản lĩnh chính trị, trí tuệ tập thể. Thế mà việc
học nghị quyết nhiều khi lại bị một số cán bộ đảng viên xem nhẹ, học tập một
cách hời hợt, hình thức…
Nguyên nhân của thực
trạng trên nhiều khi được ngụy biện rằng việc học nghị quyết vốn là nội dung
“khô, khó, khổ”; trong khi có quá nhiều nghị quyết phải học tập và việc cân đối
thời gian giữa họp hành, công tác với học nghị quyết... Thực chất, đó là những
lời chống chế, ngụy biện. Học tập nghị quyết là một việc bắt buộc và mỗi cán bộ
đảng viên khi viết đơn xin vào Đảng đều có nội dung cam kết cá nhân là phải
thường xuyên học tập nghị quyết của Đảng.
Thẳng thắn nhìn nhận
lại vai trò, trách nhiệm vủa đảng viên khi học nghị quyết cũng cần phải xem lại.
Tuy nhiên, ở góc độ khác cũng cần phải nhìn nhận cách tổ chức và nội dung
truyền đạt nghị quyết đến cán bộ đảng viên hiện nay vẫn còn theo dư duy, cách
thức cũ và ít có sự đổi mới. Bên cạnh đó, cũng ít thấy tổ chức đảng mạnh tay xử
lý cán bộ, đảng viên vì rơi vào các biểu hiện xem nhẹ, lười học, vi phạm quy
chế hoặc kết quả học tập thấp kém.
Nhiều ý kiến cho rằng,
đã là học tập nghị quyết thì cần phải bảo đảm các khâu, các bước, các nhân tố
của quá trình “dạy” và “học”. Theo đó, người quán triệt, báo cáo chuyên đề nghị
quyết cần được lựa chọn kỹ lưỡng, phải là cán bộ thực sự có trình độ, năng lực,
uy tín, hiểu sâu sắc về nghị quyết và đặc biệt là lối truyền đạt nghị quyết
phải dễ nhớ, dễ hiểu và tránh "khô khan", máy móc khi truyền đạt. Nội
dung học tập cũng được lựa chọn, khu biệt hoặc lược hóa những vấn đề cần thiết,
sát với nhiệm vụ từng cơ quan, địa phương, đối tượng. Ngoài ra, công tác tổ
chức kiểm tra, đánh giá chất lượng tổ chức học tập nghị quyết phải được xem là
khâu quan trọng. Không nên đơn thuần phân cấp tổ chức học tập mà cần có sự đan
chéo kiểm tra theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang; kết hợp với việc tổng kết, đúc
rút mô hình tổ chức học tập nghị quyết hiệu quả để nhân rộng, phổ biến kinh
nghiệm. Có như vậy thì nghị quyết mới sớm đi vào cuộc sống./.
Đăng nhận xét