Thời gian qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Quốc hội đã tổ chức một số cuộc họp bất thường để giải quyết một số công việc cấp bách, đặc biệt là liên quan đến công tác nhân sự nhằm giữ vững ổn định chính trị – xã hội, tiếp tục phát triển đất nước. Đây là yêu cầu khách quan của đời sống thực tiễn, phản ánh tính biện chứng của công cuộc đổi mới, kết quả của nhận thức và hoạt động xây dựng Đảng và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Tuy
nhiên, do nhận thức, sự hiểu biết và tiếp cận thông tin khác nhau nên một bộ số
cán bộ, đảng viên và người dân còn băn khoăn, lo lắng về tình hình phát triển
kinh tế – xã hội của đất nước và cho rằng “đất nước có biểu hiện mất ổn định
chính trị”, "đấu đá nội bộ"...; cũng có ý kiến băn khoăn vì sao đấu
tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nhiều năm rồi mà vẫn chưa xong; vai
trò, trách nhiệm của nhân dân và các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể về
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vào cuộc… Từ đó, có người suy diễn rằng,
“công tác nhân sự của Đảng có nhiều vấn đề cần xem lại, nhất là khâu tuyển chọn
cán bộ”.
Trái
với nội dung trên, phần đông cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân thể
hiện trạng thái vui mừng, phấn khởi vì Đảng ta, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng “đã nói được, làm được”, “đã kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực nên đã bắt được nhiều sâu mọt hại nước, hại dân”, “đã chặt các
cành sâu mọt để cứu cây”, “kỷ luật vài người để cứu muôn người”; công tác đấu
tranh chống tham nhũng diễn ra thường xuyên, liên tục, không ngừng, không nghỉ,
không có vùng cấm, không có ngoại lệ.
Thế
nhưng, đó đây vẫn còn không ít người dân băn khoăn, lo ngại vì không ít cán bộ
diện Trung ương quản lý đã vướng vào lao lý, tham nhũng, tiêu cực, bị bắt vì
dính líu vào vụ án Việt Á và chuyến bay giải cứu…
Những
vấn đề, vụ việc trên đã là mảnh đất mầu mỡ để các thế lực thù địch, đối tượng phản
động, cơ hội chính trị lợi dụng xuyên tạc, chống phá và sử dụng mạng xã hội để
tán phát thông tin xấu, kích động, xúi giục những phần tử bất mãn, trong đó có
một số là cán bộ đảng viên thoái hóa, biến chất, suy thoái về tư tưởng, chính
trị, đạo đức lối sống có thái độ, hành vi “phản ứng”, bôi nhọ danh dự, uy tín
của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, cho rằng lãnh
đạo Đảng, Nhà nước ta “thiếu năng lực lãnh đạo, chỉ đạo công cuộc đổi mới”... Do
đó, những cán bộ, đảng viên nào “nhỡ lời”, đã phát ngôn sai trái, thiếu thận
trọng, trước hết phải nghiêm túc “tự soi, tự sửa”, rút kinh nghiệm để “tự chỉnh
đốn lại mình”. Đồng thời, Cấp ủy, tổ chức đảng các cấp phải thực hiện nghiêm
nguyên tắc sinh hoạt đảng “tự phê bình và phê bình”; phải nhận diện rõ sự thật
và có biện pháp giúp đỡ cán bộ, đảng viên thuộc đối tượng có biểu hiện “hai
mặt” trong lối sống, sinh hoạt Đảng. Các cơ quan chức năng cần làm tốt hơn nữa
công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, đạo đức và pháp luật gắn chặt với
việc tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan
điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây
là phương cách tốt nhất để khắc phục tình trạng suy diễn, ngụy biện và sự băn
khoăn không đáng có ở một bộ phận cán bộ đảng viên và người dân về sự phát
triển của đất nước cũng như luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch./.
Đăng nhận xét