Còn 03 ngày nữa là vừa tròn một năm kể từ khi xảy ra cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ucraina, một sự kiện được ví như một cơn địa chấn địa chính trị làm ảnh hưởng sâu sắc và nhiều mặt tới đời sống con người, từ chính trị, quân sự cho tới an ninh, kinh tế, ngoại giao của các quốc gia trên thế giới…và cuộc xung đột này đến tận bây giớ vẫn luôn là chủ đề tranh luận sôi nổi trên mạng xã hội (MXH) ở Việt Nam với những ý kiến đa chiều, thậm chí khác biệt, đối lập với nhau về quan điểm về cuộc xung đột này.
Lợi dụng tình hình trên, các thế lực thù địch, bất mãn, chống
phá ở trong và ngoài nước đã tìm mọi cách lợi dụng cuộc xung đột này để chống
phá Việt Nam. Để thực hiện được thủ đoạn này, chúng đã viết bài, đăng videoclip
xuất trên MXH với những thông tin xuyên tạc, hình ảnh ngụy tạo, bình luận thiếu
khách quan về lập trường, quan điểm của Việt Nam đối với các vấn đề liên quan
đến cuộc xung đột, đặc biệt là các lần Việt Nam bỏ phiếu trắng đối với một số
nghị quyết tại Đại hội đồng LHQ về vấn đề nà với những luận điệu kiểu như:
“Quan điểm của Việt Nam là mơ hồ, không rõ ràng”, “Việt Nam đã làm cộng đồng
quốc tế thất vọng”, “Việt Nam bị gây sức ép khi bỏ phiếu tại Đại hội đồng LHQ”,
“Việt Nam ủng hộ giải quyết bất đồng bằng vũ lực, quay lưng với hoà bình”, “Nếu
Việt Nam bị ai đó xâm lược, các nước khác bỏ phiếu trắng thì Việt Nam sẽ ra
sao?”… Thậm chí, họ còn so sánh việc Nga đưa quân vào Ucraina với sự kiện Việt
Nam đưa quân vào giúp đỡ quân tình nguyện Campuchia năm 1979. Bên cạnh đó, những
ý kiến khác nhau của người sử dụng MXH trong nước về cuộc xung đột tại Ucraina
cũng bị các thế lực chống phá lợi dụng triệt để. Một vài cuộc khảo sát ý kiến
người dân trong nước về vấn đề này đã được ngụy tạo để lấy cớ vu cáo rằng “quan
điểm của nhà nước Việt Nam khác hẳn với quan điểm của đa số người dân Việt
Nam”.
Có thể thấy âm mưu của những đối tượng này là làm cho dư luận
hiểu sai lệch về đường lối đối ngoại của Việt Nam; hạ thấp uy tín của Việt Nam trên
trường quốc tế; nói xấu, chia rẽ mối quan hệ của Việt Nam với các nước trong
khu vực và trên thế giới, đặc biệt là giữa Việt Nam - Nga và Việt Nam Ukraina;
kích động dư luận chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Một năm trôi qua, đó là thời gian đủ để cho nhiều người nhìn
nhận lại rõ hơn những vấn đề liên quan đến cuộc xung đột tại Ucraina, trong đó
có quan điểm của Việt Nam về vấn đề này. Một điều dễ dàng có thể nhận thấy là
nhiều người trước đây không đồng tình với quan điểm của Việt Nam trong vấn đề
xung đột Ucraina đã thay đổi cách nhìn nhận của họ. Họ hiểu rằng Việt Nam đã có
lý khi làm như vậy. Việt Nam bỏ phiếu trắng không có nghĩa là Việt Nam không
phản đối việc Nga sử dụng vũ lực trong vấn đề Ucraina. Việt Nam cũng không
thiên vị hay đứng về bất kỳ một bên nào trong cuộc xung đột giữa Nga và
Ucraina. Trong các phát ngôn ở mọi diễn đàn, Việt Nam đều khẳng định quan điểm
nhất quán là kêu gọi chấm dứt hành động sử dụng vũ lực, nối lại đối thoại và
tìm kiếm giải pháp lâu dài cho các bất đồng.
Việt Nam ý thức rõ được giá trị của hòa bình, độc lập, tự do.
Người dân Việt Nam không ai muốn đất nước phải thêm một lần nữa phải chịu cảnh
chiến tranh và cũng không bao giờ muốn chiến tranh xảy ra với bất kỳ quốc gia
nào. Trong bối cảnh các nước lớn trên thế giới đang cạnh tranh quyết liệt, Việt
Nam phải chọn cho mình một con đường đi thích hợp phù hợp với vị trí địa chính
trị của mình và lợi ích tối cao của dân tộc trên quan điểm “dĩ bất biến, ứng
vạn biến”.
MXH là nơi mọi người có thể thể hiện quan điểm, suy nghĩ cá nhân
họ, nhưng một số ý kiến cá nhân không đại diện cho lập trường, quan điểm của
một quốc gia cũng như suy nghĩ của đại đa số người sử dụng MXH thời gian qua./.
Đăng nhận xét