Gần đây trên Baotiengdan.com có bài viết có tiêu đề “Một câu hỏi vô cùng ngớ ngẩn: Tại sao Việt Nam vẫn nghèo?”. Bài viết với những nhận định không đúng sự thật, xuyên tạc thâm độc… nhằm kích động, lôi kéo sự chống phá Đảng và chế độ, làm giảm uy tín của người dân đối với Đảng, Nhà nước.
Muốn đánh giá vấn đề
trên thì phải nhìn nhận một cách tổng thể, khách quan và tính đến yếu tố lịch
sử nữa. Việt Nam trải qua hằng nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, bị
bóc lột của thực dân Pháp, rồi trải qua nhiều năm chiến tranh giành độc lập, thống
nhất đất nước đã làm cho nền kinh tế của chúng ta kiệt quệ. Nhưng với sự lãnh
đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản, cho đến nay, có thể nói Việt Nam đã sự phát
triển thần kỳ và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, toàn diện: Chính trị, xã
hội, quốc phòng - an ninh được bảo đảm và ổn định. Trong đó có những thành tựu
rất đáng khích lệ về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội gắn bó chặt chẽ với
tăng trưởng kinh tế, phát triển nguồn lao động và chất lượng lao động, khoa học
và công nghệ. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục
được xây dựng và hoàn thiện; chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng tiếp tục
được thể chế hóa thành luật pháp, cơ chế, chính sách ngày càng đầy đủ, đồng bộ
hơn; môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện; các yếu tố thị trường và các
loại thị trường tiếp tục hình thành, phát triển; nền kinh tế nhiều thành phần
có bước phát triển mạnh.
Hiện tại, Việt Nam đã
có quan hệ thương mại với hơn 200 nước và vùng lãnh thổ, ký hơn 90 hiệp định
thương mại song phương với các nước, tạo ra một bước phát triển mới rất quan
trọng về kinh tế đối ngoại. Thành tựu đó ngày càng khẳng định sự lãnh đạo đúng
đắn của Đảng là nhân tố quyết định thành công của đổi mới, khích lệ, động viên
nhân dân tiếp tục hưởng ứng, góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định
chính trị - xã hội, tiếp tục thúc đẩy sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước với
những bước tiến cao hơn.
Ngoài ra, nội dung bài
viết còn quy chụp rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam không phụng sự Tổ quốc và nhân
dân, không đem lại nhiều tình yêu thương cho dân tộc”.
Như mọi người đã biết,
ngay sau khi lập nước, Hiến pháp năm 1946 đã thể hiện và ghi nhận rõ Nhà nước
ta là Nhà nước của dân, tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân
Việt Nam. Trải qua 37 năm đổi mới, 32 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã tổng kết và xác
định: Xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,
do nhân dân và vì nhân dân là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính
trị. Như vậy, việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN cũng đồng
nghĩa với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, với mục tiêu “pháp
luật vừa là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội, vừa là công cụ để nhân dân làm
chủ, kiểm tra, giám sát quyền lực nhà nước”. Do đó, những luận điệu xuyên tạc
nêu trên không ngoài mục đích chống phá, xuyên tạc, phủ nhận và làm suy yếu vai
trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam./.
Đăng nhận xét