Sau khi Bộ Chính trị ban hành Quy định số 96-QĐ/TW về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị. Quy định này thay thế Quy định số 262-QĐ/TW ngày 08-10-2014 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với thành viên lãnh đạo cấp ủy và cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội thì các đối tượng phản động, cơ hội chính trị ra sức xuyên tạc quy định mới này.



Trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài trên các trang mạng xã hội, một số đối tượng cố tình xuyên tạc khi cho rằng: “việc lấy phiếu tín nhiệm là hình thức”; “việc bỏ phiếu tín nhiệm có đáng tin khi chỉ có đảng viên bỏ phiếu mà không có sự tham gia của người dân?”… Có lẽ số này đã không đọc hết Quy định số 96-QĐ/TW hoặc đọc rồi nhưng không hiểu, hoặc cố tình không hiểu. Bởi lẽ, Quy định số 96-QĐ/TW quy định việc lấy phiếu tín nhiệm tiến hành trong toàn hệ thống chính trị các cơ quan Đảng, Nhà nước và Mặt trận đoàn thể, từ Trung ương đến cấp có đơn vị trực thuộc, điều đáng nói là trong đó có quy định mới: “Những cán bộ có tín nhiệm thấp phải kịp thời xem xét đưa ra khỏi quy hoạch, cho từ chức, miễn nhiệm hoặc bố trí công tác khác thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm” và " tiêu chí về sự gương mẫu của vợ, chồng, con trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước để xem xét khi lấy phiếu tín nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý". Với các cơ quan được nhân dân bầu trực tiếp như Quốc hội, Hội đồng nhân dân… việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh bầu hoặc phê chuẩn tại đây do các đại biểu là người đại diện cho nhân dân thực hiện.

Việc Bộ Chính trị ban hành Quy định số 96-QĐ/TW là cụ thể hóa Quy định số 41-QĐ/TW của Đảng về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ và Kết luận số 20-KL/TW của Bộ Chính trị về chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật. Thông qua lấy phiếu tín nhiệm để đánh giá cán bộ, nếu không đạt được yêu cầu tín nhiệm cần thiết sẽ miễn nhiệm. Những người có từ 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp sẽ phải miễn nhiệm chức vụ đang giữ và bố trí công tác khác thấp hơn mà không chờ đến hết nhiệm kỳ hoặc hết thời hạn bổ nhiệm. Qua việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị để ghi nhận, đánh giá những người được phiếu tín nhiệm cao, đồng thời với những cán bộ hiện công việc được giao chưa thật tốt, phiếu tín nhiệm không cao có điều kiện suy ngẫm để tự soi, tự sửa. Quy định rõ ràng như vậy mà các thế lực thù địch và cơ hội chính trị lại có thể bóp méo, xuyên tạc như vây./.

 

 

Đăng nhận xét

 
Top