Từ đầu năm 2023 đến nay, đặc biệt là trong dịp lễ vừa qua nổi lên một số vụ việc các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng của các chủ nhà hàng, dịch vụ ăn uống… bằng thủ đoạn đặt tiệc ăn đồng thời yêu cầu nhà hàng, dịch vụ ăn uống cung cấp thêm các sản phẩm khác như rượu, sâm, hàng hoá có giá trị khác… không sẵn có tại các nhà hàng, dịch vụ ăn uống cho đối tượng đặt tiệc. Sau đó yêu cầu nhà hàng, dịch vụ ăn uống chuyển khoản tiền mua hàng và chiếm đoạt. Hình thức lừa đảo này không mới, đã xuất hiện cách đây vài năm, tuy nhiên, thời gian gần đây hình thức lừa đảo này đã “bùng phát” trở lại.



Trong thời đại 4.0, hầu hết các nhà hàng, quán ăn, dịch vụ ăn uống đều sử dụng các nền tảng số để quảng cáo, quảng bá thông tin, dịch vụ của mình đến người dùng với mục đích tiêu thụ được nhiều hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ… và tiếp cận được khách hàng nhanh chóng. Lợi dụng thông tin về nhà hàng, dịch vụ ăn uống… được đăng tải công khai trên các nền tảng số các đối tượng đã sử dụng thủ đoạn như sau để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản:

Các đối tượng thường lợi dụng vào các dịp lễ, tết, ngày cuối tuần, gần cuối giờ trưa, chiều, lúc nhà hàng đông khách, chủ, quản lý nhà hàng bận rộn để gọi điện thoại rồi tự xưng là cán bộ một cơ quan trên địa bàn (giáo viên, nhân viên công ty X, cán bộ nhà nước…) muốn đặt tiệc cho khoảng 20-30 người. Khi đạt được thỏa thuận về nội dung thực đơn đối tượng sẽ yêu cầu nhà hàng, dịch vụ ăn uống chuẩn bị thêm rượu, sâm, quà tặng… để sử dụng hoặc làm quà biếu và đặt với số lượng lớn. Sản phẩm rượu, sâm, quà tặng… mà các đối tượng yêu cầu là các sản phẩm thường không phổ biến và khó tìm mua được nên các đối tượng thường giới thiệu chỗ bán và gửi kèm số điện thoại hoặc tài khoản mạng xã hội. Khi nhà hàng, dịch vụ nấu ăn… dù có liên hệ nhiều nơi nhưng sẽ không tìm được nơi bán loại rượu mà các đối tượng yêu cầu vì vậy phải liên hệ theo số điện thoại hoặc tài khoản mạng xã hội của đối tượng cung cấp. Sau khi liên hệ, nhận báo giá của cửa hàng do các đối tượng cung cấp thì cửa hàng sẽ yêu cầu chuyển khoản toàn bộ số tiền mua sản phẩm cùng với thủ đoạn là thời gian chuyển hàng “rất gấp” nếu không chuyển khoản ngay sẽ không cung cấp đúng thời gian mà đối tượng đặt tiệc yêu cầu. Để tạo niềm tin cho các nhà hàng, dịch vụ nấu ăn… mà các đối tượng đặt tiệc thì sau việc trao đổi thống nhất về giá cả các sản phẩm, sâm, quà tặng… nhờ đặt mua các đối tượng sẽ chủ động xin số tài khoản ngân hàng và gửi hình ảnh nội dung thể hiện chuyển khoản thành công số tiền đặt hàng vào tài khoản mà nhà hàng cung cấp. Cùng thời điểm này đối tượng trong vai là cửa hàng cung cấp rượu, sâm, quà biếu sẽ gọi điện liên tục và thông báo sắp hết thời gian chuyển hàng và yêu cầu chuyển khoản nếu không sẽ không cung cấp đúng thời gian.

Khi nhà hàng, dịch vụ nấu ăn… liên lạc với đối tượng đặt tiệc về việc chưa nhận được tiền đặt cọc thì các đối tượng thường nêu lý do là bị kẹt mạng; tài khoản của nhà hàng, dịch vụ nấu ăn… là tài khoản cá nhân còn tài khoản của “người đặt tiệc” là tài khoản của cơ quan, công ty nên việc chuyển khoản cần phải có sự kiểm duyệt dẫn đến chậm vào tài khoản và liên tục hối thúc nhà hàng, dịch vụ nấu ăn… phải chuẩn bị cho kịp với thời gian đặt tiệc. Với việc tạo ra “diễn biến vụ việc dồn dập, gấp gáp” cộng với tâm lý là đã được chuyển khoản tiền đặt tiệc mặc dù chưa nhận được số tiền mà “khách hàng” chuyển khoản, nhà hàng vẫn chuyển số tiền đặt rượu cho cho phía cửa hàng bán rượu, sâm, quà biếu… để kịp thời gian phục vụ. Sau khi chuyển khoản toàn bộ số tiền thì sau đó không có khách nào đến nhà hàng dự tiệc và rượu, quà biếu… đặt giúp cũng không ai giao đến mọi liên lạc đều bị chặn.

Đây là một thủ đoạn LĐCĐTS không mới nhưng ngày càng tinh vi như sử dụng photoshop để chỉnh sửa tạo ra hình ảnh chuyển khoản như thật; các đối tượng tạo dựng “các vai” rất bài bản, chuyên nghiệp cùng với diễn biến vụ việc dồn dập, gấp gáp nhằm đánh lạc hướng sự đề phòng, cảnh giác của các nhà hàng, dịch vụ ăn uống… Chính vì vậy, thời gian gần đây nhiều nhà hàng dễ dàng sập bẫy chiêu lừa này. Riêng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng thời gian qua cũng đã xảy ra khá nhiều vụ việc LĐCĐTS liên quan đến thủ đoạn như trên, điển hình như:

Vụ việc Nhà hàng An Mộc (Phường 4, TP Đà Lạt), đã chuyển khoản vào tài khoản của các đối tượng lừa đảo với tổng số tiền gần 240 triệu đồng để đặt mua 24 chai rượu, 45 hộp sâm. Hay vụ việc xảy ra tại Nhà hàng Vừng Ơi (đường Thánh Mẫu, Phường 7, TP Đà Lạt) đã chuyển khoản tổng số tiền 527 triệu đồng để đặt mua 20 chai rượu, 40 hộp sâm thường, 10 hộp sâm VIP.

 St

Đăng nhận xét

 
Top