Chính sách ngoại giao của Việt Nam được khẳng định trong các văn kiện của Đảng cũng như các chủ trương, đường lối liên quan, trong đó có những khái niệm được mô tả dễ hiểu, phù hợp đặc trưng của văn hoá Việt Nam như “chính sách ngoại giao cây tre”, “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy với các nước”… Trong quan hệ với các nước, Việt Nam luôn đề cao luật pháp quốc tế, sự tin cậy chính trị, đảm bảo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.
Tuy nhiên, các thế lực
xấu thường lợi dụng những phát ngôn, những nội dung trong phát biểu của lãnh
đạo Đảng, Nhà nước ta để cắt xén, làm sai lệch bản chất, từ đó lấy cớ bôi nhọ
đường lối, chính sách ngoại giao của Việt Nam. Đáng chú ý, các thế lực thù
địch, phản động thường đặt Việt Nam bên cạnh những cường quốc lớn, từ đó đưa ra
quan điểm “khuyên” Việt Nam nên chọn theo nước này, chống nước kia và ngược
lại, thậm chí còn cổ suý, kích động tư tưởng dân tộc cực đoan, làm “ngòi nổ” để
truyền bá tư tưởng chống đối, gây chia rẽ, kỳ thị về ngoại giao, gây sự hiểu
nhầm đối với người dân trong chính sách ngoại giao của Đảng, Nhà nước.
Khi lãnh đạo Đảng, Nhà
nước ta tiến hành các hoạt động thăm hỏi ngoại giao tại các nước cũng như khi
lãnh đạo các nước thăm chính thức Việt Nam, các đối tượng chống phá tìm cách
cắt ghép hình ảnh, video, cắt xén những phát ngôn của lãnh đạo Đảng, Nhà nước
ta rồi thêm thắt, bình luận, làm sai lệch nội dung, bản chất vấn đề, cố tình
thổi phồng theo hướng kích động chia rẽ kiểu bắt tay bên này để chống bên kia.
Nhiều bài viết cố tình biến tấu, làm sai lệch bản chất quan điểm “ngoại giao
cây tre” của Việt Nam, cho rằng đây là kiểu ngoại giao không lập trường, gió
chiều nào theo chiều ấy, uốn kiểu nào cũng được, từ đó bôi nhọ rằng kiểu “ngoại
giao cây tre” là không thể tin cậy, không nên tin và đi theo…
Ngày 4/6/2023, trang BBC
tiếng Việt đưa bài viết nói rằng, International Institute for Strategic Studies
(IISS) vừa công bố “Đánh giá về an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương năm
2023”, trong đó có nội dung bình luận Việt Nam “đang dần giảm bớt sự phụ thuộc
nguồn vũ khí từ Nga và thận trọng trong quan hệ ngoại giao với Mỹ, đặc biệt về
khía cạnh an ninh - quốc phòng”. IISS đưa ra những đánh giá đặt trong mối quan
hệ so sánh quan hệ ngoại giao của Việt Nam với Trung Quốc và Việt Nam với Mỹ,
từ đó có những bình luận mang tính định kiến, sai lệch. IISS cũng đánh giá về
những vấn đề nhân sự lãnh đạo cấp cao ở Việt Nam thời gian qua và nêu quan điểm
thiếu thiện chí, tạo cớ để những đối tượng xấu comment (bình luận) mang tính
kích động, bôi nhọ ngay phía dưới bài viết. Thực ra, đây là kiểu chống phá theo
lối tung hoả mù, cố tình đặt ra vấn đề mang hàm ý xấu để lôi kéo, câu nhử những
“con rối” có tư tưởng chống đối vào “còm”, đả phá dưới bài viết, tạo ra dư luận
xấu.
Báo cáo chính trị Đại
hội lần thứ XIII của Đảng nhấn mạnh, Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện đường lối
đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá. Báo cáo cũng tái khẳng
định nguyên tắc “4 không” trong chính sách quốc phòng, trong đó mục tiêu tối
thượng là bảo vệ lợi ích quốc gia-dân tộc trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc
tế. Khẳng định cam kết của Việt Nam tiếp tục là bạn, là đối tác tin cậy và là
thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Điểm cốt lõi là sự
nhấn mạnh vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc giữ vững môi trường hòa
bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển, nâng cao
vị thế và uy tín của đất nước. Khẳng định ngoại giao giữ vai trò trung tâm và
tích cực trong bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, nâng cao
năng lực quốc gia và gia tăng uy tín quốc tế của Việt Nam. Đồng thời, Đại hội
lần thứ XIII của Đảng nhấn mạnh nhu cầu xây dựng một nền ngoại giao “toàn diện,
hiện đại”, bao gồm 3 trụ cột là đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại
nhân dân cũng như sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa những trụ cột trên. Bằng việc bổ
sung nội hàm “toàn diện”, Việt Nam thúc đẩy một cách rõ ràng tất cả các hình
thái ngoại giao chính trị, kinh tế, quốc phòng, công chúng, văn hóa và nghị
viện.
Trong suốt chiều dài
lịch sử của dân tộc, công tác đối ngoại luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng,
không chỉ góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ mà còn góp phần to lớn trong xây dựng, phát triển đất nước. Trong bối
cảnh hội nhập, toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng hiện nay, ngoại giao Việt Nam
tiếp tục thực hiện sứ mệnh mới, góp phần tạo dựng và giữ vững môi trường hòa
bình, ổn định, bảo vệ vững chắc Tổ quốc; đồng thời linh hoạt, sáng tạo tìm ra
phương cách mới thúc đẩy hợp tác quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng
và phát triển kinh tế, nâng cao vị thế và gia tăng tiềm lực đất nước.
Xác định tầm quan trọng
của công tác ngoại giao trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện
nay, tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng ngày 14/12/2021, Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng nhấn mạnh: “Quyết tâm xây dựng và phát triển một nền đối ngoại, ngoại
giao Việt Nam hiện đại và mang đậm bản sắc dân tộc - trường phái ngoại giao
“cây tre Việt Nam”.
Hơn 90 năm qua, dưới sự
lãnh đạo của Đảng, trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta đã xây dựng nên
một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo mang đậm bản sắc
“cây tre Việt Nam”. Cây tre Việt Nam “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển”,
thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam, đó là: “Mềm mại,
khôn khéo nhưng rất kiên cường, quyết liệt; linh hoạt, sáng tạo nhưng rất bản
lĩnh, kiên định, can trường trước mọi thử thách, khó khăn vì độc lập dân tộc,
vì tự do, hạnh phúc của nhân dân. Đoàn kết, nhân ái nhưng kiên quyết, kiên trì
bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc. Biết nhu, biết cương; biết thời, biết thế;
biết mình, biết người; biết tiến, biết thoái, “tùy cơ ứng biến”, “lạt mềm buộc
chặt”. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã mượn hình ảnh cây tre - một biểu tượng
rất mộc mạc, dung dị mà thân thuộc với người Việt Nam để gửi gắm thông điệp
mang tính triết lý hết sức sâu sắc nhưng lại vô cùng gần gũi, thiết thực đối
với ngành đối ngoại, ngoại giao của Việt Nam.
Trong công cuộc đổi mới
đất nước, kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, vận dụng sáng
tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới và tư tưởng tiến bộ của nhân
loại, công tác đối ngoại mang bản sắc “cây tre Việt Nam” đã đạt được nhiều kết
quả, thành tích rất tốt đẹp. Từ phá thế bị bao vây, cấm vận, chúng ta đã tạo
dựng và củng cố ngày càng vững chắc cục diện đối ngoại rộng mở, đa phương hóa,
đa dạng hóa quan hệ quốc tế. Đến nay, nước ta đã có quan hệ ngoại giao với 189
nước trong tổng số 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, trong đó 3 nước có
“quan hệ đặc biệt”, 17 nước “đối tác chiến lược” và 13 nước “đối tác toàn diện”
và là thành viên tích cực và có trách nhiệm của hơn 70 tổ chức, diễn đàn quốc
tế quan trọng, như Liên hợp quốc, ASEAN, APEC, ASEM, WTO... Đối ngoại Đảng,
ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân và đối ngoại của các ngành, lĩnh vực,
địa phương, doanh nghiệp ngày càng mở rộng, chủ động, tích cực và đi vào chiều
sâu, góp phần củng cố chính trị, quốc phòng, an ninh; kinh tế, văn hóa - xã hội
được đẩy mạnh, qua đó tăng cường sự tin cậy chính trị và đan xen lợi ích với
các đối tác.
Từ việc đẩy mạnh công
tác ngoại giao, Việt Nam tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi và huy động được
các nguồn lực từ bên ngoài để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát
triển kinh tế - xã hội. Nếu cách đây 30 năm, chúng ta mới có quan hệ kinh tế -
thương mại với gần 30 nước và vùng lãnh thổ thì đến nay đã có quan hệ kinh tế -
thương mại với 230 nước và vùng lãnh thổ; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đến nay
đã đạt khoảng 600 tỉ USD, gấp khoảng 120 lần so với những năm đầu của thời kỳ
đổi mới.
Đối ngoại đã giữ vai trò
tiên phong trong việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, góp phần quan
trọng vào việc bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ của đất nước. Các vấn đề biên giới với các nước liên quan từng bước được
giải quyết, tạo điều kiện thuận lợi nhằm bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, góp phần
củng cố hòa bình, ổn định trong khu vực. Thực hiện tốt ngoại giao cây tre, kết
hợp “cứng” và “mềm”, đề cao hòa hiếu, chúng ta luôn giương cao ngọn cờ hòa
bình, hợp tác, tích cực trao đổi, đàm phán với các nước liên quan kiểm soát bất
đồng, tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài cho các tranh chấp bằng biện pháp hòa
bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Trên cơ sở đó, vị thế và uy tín quốc tế của
nước ta trong khu vực và trên thế giới ngày càng được nâng cao, đóng góp tích
cực và đầy trách nhiệm vào việc giữ vững hòa bình, hợp tác phát triển và tiến
bộ trên thế giới.
Cùng với việc đẩy mạnh
phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, chúng ta cần thấm
nhuần và phát huy phương pháp “ngoại giao cây tre”, nắm vững nguyên tắc “dĩ bất
biến, ứng vạn biến”, vì lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc”. Cần phải chủ
động, thường xuyên theo dõi, nghiên cứu, nắm chắc diễn biến tình hình khu vực,
thế giới và các mối quan hệ quốc tế để kịp thời đề xuất các giải pháp thích
hợp. Giữ vững quan điểm, đường lối đối ngoại, đấu tranh phản bác các quan điểm
sai trái, thù địch, xuyên tạc đường lối đối ngoại của Việt Nam, kế thừa những
truyền thống, kinh nghiệm quý báu, thấm nhuần triết lý ngoại giao với bản lĩnh
vững vàng, tự tin và khôn khéo./
Sau khi xảy ra vụ việc
các đối tượng được trang bị vũ khí tấn công 02 trụ sở Công an xã ở huyện Cư
Kuin, tỉnh Đắk Lắc làm làm thương vong nhiều người đã gây xót thương và căm
phẫn trong đối với toàn thể người dân Việt Nam về những việc làm tàn bạo, vô
nhân tính của các đối tượng và trong khi các lực lượng Công an tập trung truy
bắt các đối tượng và chính quyền địa phương tuyên truyền để người dân yên tâm,
ổn định cuộc sống bình thường. Thì vẫn có những người có tâm địa xấu xuyên tạc,
bình luận với nội dung hướng lái vụ việc theo hướng “không có lửa thì làm sao
có khói” đổ lỗi cho chính quyền địa phương đẩy người dân vào đường cùng và dẫn
đến phản kháng, “chống lại áp bức, bất công”. Ngoài ra, các đối tượng này tấn
công lực lượng chức năng là vì “mâu thuẫn với chính quyền địa phương”, liên
quan đến đất đai, tôn giáo cho rằng chính quyền chưa giải quyết triệt để vấn đề
đất đai cho người dân ở xã Ea Tiêu và Ea
Ktur; nhiều người lấy lý do “mâu thuẫn sắc tộc”, rằng người xuôi (chủ yếu là
người Kinh) phân biệt đối xử, đối xử tệ bạc, khinh miệt người đồng bào sống ở
Tây Nguyên (Trong khi đó, tổng dân số của đồng bào ở Việt Nam rơi vào khoảng
1,5 - 3 triệu người (có thể hơn). Nếu có “mâu thuẫn sắc tộc” như họ nói, thì
tại sao chỉ có một số lượng ít ỏi tham gia vụ việc tấn công (khoảng ~46 đối
tượng, chiếm chưa đầy 0,00002% tổng dân số người đồng bào Tây Nguyên). Nếu có
sự kỳ thị, tại sao đồng bào lại cùng nhau hợp sức cùng cơ quan chức năng?).
Qua vụ việc trên có
thể khẳng định rằng Nhà nước Việt Nam luôn có những chính sách hỗ trợ, ưu tiên
giúp đồng bào các dân tộc hòa nhập, phát triển cuộc sống, không chỉ ở khu vực
Tây Nguyên mà còn ở những khu vực khó khăn khác như Tây Bắc, Đông Bắc, duyên
hải miền Trung… tuy nhiên, bên cạnh các chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì bản
thân mỗi đồng bào dân tộc cũng phải cố gắng vươn lên, chăm chỉ lao động sản
xuất từ đó mới tự chủ, vượt khó làm giàu trên mảnh đất quê hương bằng chính
công sức lao động mình./.
Đăng nhận xét