“Thế trận lòng dân” là lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí chiến đấu, phấn đấu của toàn dân tộc được quy tụ, tập hợp, khơi dậy, phát huy, tạo cơ sở vững chắc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân. Xây dựng “thế trận lòng dân” là bài học quý trong quá trình dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc ta.
Hiện nay, trước xu thế
toàn cầu hóa, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tạo nên không
gian mạng rộng khắp, mà ở đó con người thực hiện các hành vi xã hội không bị
giới hạn bởi không gian, thời gian. Chính vì vậy, tạo “thế trận lòng dân” vững
chắc trên không gian này vừa là vấn đề cấp bách, vừa có ý nghĩa chiến lược lâu
dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong những năm qua, xuất
phát từ tình hình thực tế của đất nước cũng như âm mưu, phương thức, thủ đoạn
của các thế lực thù địch chống phá đất nước ta trên mọi phương diện, mọi lĩnh
vực đời sống xã hội, đặc biệt là trên không gian mạng chúng triệt để lợi dụng
mạng xã hội để lợi dụng các sự kiện chính trị, những vấn đề "nhạy
cảm" trong nước để xuyên tạc, chống phá; kêu gọi, kích động người dân đặc
biệt là số học sinh, sinh viên, người lao động trong các khu kinh tế, khu công
nghiệp biểu tình, bạo loạn, gây rối an ninh, trật tự.
Để thực hiện âm mưu
của mình, hằng tháng các thế lực thù địch phát tán hàng nghìn bài viết, video,
clip xuyên tạc trên mạng xã hội; tung tin giả, nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước
hòng gây mất ổn định chính trị và ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội, tư tưởng,
niềm tin của cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân.
Trên cơ sở nhận diện
được âm mưu, phương thức, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động không
gian mạng và việc cần thiết phải xây dựng "thế trận lòng dân" trên
không gian mạng, trước hết đòi hỏi mỗi người dân phải luôn có nhận thức và
trang bị cho mình những kiến thức khi tham các hoạt động trên mạng xã hội, đặc
biệt là những thông tin tràn lan trên mạng xã hội, không được kiểm chứng.
Bên cạnh đó, các cơ
quan chức năng cần thường xuyên rà soát, phát hiện xử lý những đỗi tượng đăng
tải những thông tin xấu độc trên không gian mạng; nghien cứu hoàn thiện những
văn bản quy phạm pháp luật, từ đó tạo hành lang pháp lý để bảo vệ người dân
trên không gian mạng và xử lý nghiêm những đối tượng lợi dụng để chống phá Đảng,
Nhà nước, chế độ; sử dụng không gian mạng kích động, lôi kéo, xuyên tạc sự
thật; phá hoại an ninh quốc gia - trật tự an toàn xã hội.
Các cơ quan truyền
thông cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cung cấp những thông tin chính
thống để người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ có đủ sức “đề kháng”, “miễn dịch”
trước các thông tin xấu, độc, xuyên tạc sự thật, các vấn đề tiêu cực trên mạng
xã hội, đồng thời cũng có biện pháp, phương thức tuyên truyền đấu tranh phản
bác kịp thời các quan điểm sai trái, thù địch trong xây dựng “thế trận lòng
dân”./.
Đăng nhận xét