Trải qua 94 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Đảng Cộng sản đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác và tất nhiên trong quá trình lãnh đạo Đảng vẫn không tránh khỏi có những sai lầm nhưng Đảng ta đã dám nhìn thẳng vào sự thật để sửa đổi, tiếp thu ý kiến đóng góp của cán bộ đảng viên và nhân dân để cho Đảng ngày càng lớn mạnh, là chỗ dựa cho nhân dân; đồng thời hơn 90 triệu người dân Việt Nam đều tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng.
Trái ngược với niềm tin của người dân vào Đảng Cộng sản thì vẫn có một số cá nhân, tổ chức ở nước ngoài vẫn ngày đêm tìm mọi cách để xuyên tạc, chống phá vai trò cũng như những thành tựu mà Đảng Cộng sản đã mang lại cho toàn dân tộc Việt Nam. Đáng chú ý, là các đối tượng xuyên tạc và cho rằng trong giai đoạn hiện nay Đảng không chịu tiếp thu ý kiến góp ý của đội ngũ trí thức, không chịu sửa đổi, cải cách, đổi mới, sửa đổi bộ máy hành chính, cải cách kinh tế, cải tổ giáo dục... và cho đó là “tấn bi kịch lớn” đối với đội ngũ này.
Vậy, có đúng Đảng Cộng sản Việt Nam không tôn trọng ý kiến góp ý
của giới trí thức và không chịu sửa đổi, cải tổ, đổi mới không? Đây rõ ràng
luận điệu xuyên tạc, phủ nhận sự trân trọng, tiếp thu ý kiến góp ý của trí thức
nói riêng, các tầng lớp nhân dân nói chung trong xây dựng đường lối, chính sách
cũng như phủ nhận nỗ lực không ngừng cải cách, sửa đổi để hoàn thiện mình của
Đảng, hòng chia rẽ, kích động giới trí thức bất mãn, chống phá Đảng, chế độ.
Thực tế đã chứng minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực hiện một
quá trình đổi mới quan trọng từ năm 1986. Đây là một bước ngoặt có ý nghĩa to
lớn trong tiến trình phát triển của Việt Nam. Đường lối đổi mới được đề ra tại
Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam và tiếp tục được hoàn thiện và phát triển
ở các đại hội tiếp theo. Mục đích của Đổi mới là tìm kiếm con đường phát triển
xã hội chủ nghĩa phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của Việt Nam; đổi mới không
chỉ là sự thay đổi về kinh tế, mà đổi mới đã giúp Việt Nam chuyển từ chế độ
“quan liêu bao cấp” sang cơ chế thị trường. Điều đó bao gồm việc thay đổi những
khía cạnh chưa phù hợp, chứ không phải thay đổi mục tiêu và lý tưởng xã hội chủ
nghĩa; đổi mới để không ngừng mở rộng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa, đồng thời tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề kinh tế và xã hội.
Như mọi người đã biết, trước đổi mới, Việt Nam đã trải qua hơn
10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước (1975 - 1986), kinh tế
nước ta mang đậm bản sắc nông dân - nông nghiệp, nhưng lại bị chiến tranh tàn
phá nặng nề. Mô hình phát triển kế hoạch hóa tập trung cũng có những khiếm
khuyết lớn trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển đất nước, đặc biệt
trong lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiê, từ khi tiến hành đổi mới đã giúp Việt Nam
vượt qua khủng hoảng kinh tế - xã hội và mở ra một tương lai tươi sáng cho dân
tộc. Cụ thể trên các mặt như: (1) Kinh
tế - xã hội ngày càng phát triển, đời sống của nhân dân được cải thiện và ngày
càng được nâng cao. Trước đổi mới, Việt Nam là một nước nghèo, bị
chiến tranh tàn phá nặng nề, cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ XX,
khủng hoảng kinh tế - xã hội diễn ra gay gắt, tỉ lệ lạm pháp có lúc lên đến
774,7%, đời sống nhân dân hết sức khó khăn. Nhờ thực hiện đường lối đổi mới,
nền kinh tế bắt đầu phát triển và phát triển liên tục với tốc độ tăng trưởng
tương đối cao, trung bình khoảng gần 7% mỗi năm. Quy mô GDP của Việt Nam năm 2023 đạt khoảng
433,3 tỷ USD, xếp thứ 5 khu vực Đông Nam Á, thứ 35 thế giới. (2) Xây
dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh. Quốc
phòng, an ninh được giữ vững, tăng cường; quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế
ngày càng sâu rộng, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam ngày càng được nâng
cao.
Việc không ngừng đổi mới, không ngừng lắng nghe ý kiến của các
tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đội ngũ tri thức đã thể hiện sự cầu thị của Đảng
với mong muốn tiếp tục dẫn dắt dân tộc Việt Nam đến những thắng lợi to lớn hơn.
Do đó, những kẻ chỉ luôn nhăm nhăm nhìn vào những mặt hạn chế, không nhìn thấy
những mặt tích cực, những giá trị tốt đẹp cho dân tộc mà Đảng Cộng sản mang lại
cho người dân thì hết sức lên án; đồng thời người dân cũng cần nhận diện và
tỉnh táo khi tiếp cận những thông tin xuyên tạc, không để mắc mưu của các đối
tượng, chia rẽ niềm tin của người dân vào Đảng Cộng sản và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam./.
Đăng nhận xét