Những năm qua, để thực hiện âm mưu chống phá Việt Nam các thế lực thù địch và các cá nhân, tổ chức có cái nhiền thiếu thiện chí với Việt Nam đã đưa ra những đánh giá, nhận định không đúng về quyền con người ở Việt Nam.
Quyền
con người thường được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của con
người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp
lý quốc tế. Trên thế giới không có quyền con người trừu tượng, chỉ có quyền con
người cụ thể. Tuy nhiên, mỗi xã hội khác nhau có sự lý giải khác nhau về quyền
con người.
Các
nước phương Tây thường rêu rao cái gọi là “nhân quyền cao hơn chủ quyền”,
“quyền lực nhà nước ở một quốc gia không được đàn áp nhân quyền” và còn cho
rằng vấn đề quyền con người không thuộc công việc nội bộ của một nước. Thậm
chí, một số nước phương Tây còn quy chụp rằng “việc Việt Nam nhấn mạnh chủ
quyền quốc gia cao hơn tất cả, trên thực tế là lấy danh nghĩa duy trì chủ quyền
quốc gia để duy trì quyền lực thống trị của Đảng Cộng sản Việt Nam”.
Quan
điểm “nhân quyền cao hơn chủ quyền” trên là hoàn toàn sai trái. Như chúng ta đã
biết, quyền con người không bao giờ tách khỏi điều kiện, trình độ phát triển và
chủ quyền của từng quốc gia - dân tộc. Quan điểm “nhân quyền cao hơn chủ quyền”
thực chất chỉ là “bình phong” che đậy cho các âm mưu mà các nước phương Tây lợi
dụng để can thiệp vào công việc nội bộ, chủ quyền của nước khác. Để nhận diện thủ
đoạn này, cần nhận thức đúng đắn mấy vấn đề sau:
Một
là, tôn trọng chủ quyền của các quốc gia là một tiêu chuẩn đã được cộng đồng
quốc tế công nhận; nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia được áp dụng trong
tất cả các lĩnh vực quan hệ quốc tế, bao gồm lĩnh vực quyền con người. Không có
chủ quyền quốc gia, cũng như không có luật pháp quốc tế, thì không thể nói đến
bảo đảm quyền con người..
Hai
là, việc thực hiện quyền con người cần phải dựa vào chủ quyền, do các nước
thông qua pháp luật, biện pháp và cơ chế của nhà nước ở từng quốc gia - dân tộc
để thực hiện. Để thực hiện tốt các quyền này, cần phải thông qua pháp luật quốc
gia cũng như cơ chế bảo đảm của pháp luật quốc gia.
Ba
là, quyền con người không thể tách rời chủ quyền quốc gia, không có chủ quyền
thì không thể nói đến quyền con người, mất đi chủ quyền cũng có nghĩa là mất đi
sự bảo đảm đối với quyền con người.
Bốn
là, quyền con người mang tính quốc tế, thuộc công việc nội bộ của một quốc gia,
các nước có quyền căn cứ vào tình hình cụ thể của nước mình để bảo vệ và thúc
đẩy quyền con người.
Năm
là, các quốc gia lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo đều có quyền tự chủ trong việc lựa
chọn chế độ chính trị và con đường phát triển của mình, các quốc gia khác không
có quyền can thiệp; ngoài ra, các quốc gia do sự khác nhau về điều kiện kinh
tế, chính trị, xã hội, văn hóa và sự khác biệt về điều kiện lịch sử nên phương
thức bảo đảm quyền con người có thể khác nhau.
Sáu
là, các nước phương Tây rêu rao rằng “nhân quyền cao hơn chủ quyền” thực chất
xuất phát từ nhu cầu can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác cũng như thúc
đẩy chính trị cường quyền mà thôi.
Do
đó, nhận diện được âm mưu, luận điệu của các thế lực thù địch về vấn đề nhân
quyền và chủ quyền sẽ giúp cho người dân nhận thức rõ hơn về vai trò của mình cũng
như tỉnh táo trước những luận điệu xuyên tạc của chúng dẫn đến có những hành vi
cổ xúy, ùng hộ "quan điểm" với các đối tượng./.
Đăng nhận xét