Ngày 20/3/2024, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về việc cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Ngày 21/3/2024, Quốc hội đã họp bỏ phiếu kín và biểu quyết thông
qua nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021 - 2026 và
cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV (thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội
TP Đà Nẵng) đối với ông Võ Văn Thưởng.
Đối với ông Võ Văn Thưởng, Ban chấp hành Trung ương đánh giá ông
là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, được đào tạo cơ bản, trưởng
thành từ cơ sở, được phân công giữ nhiều chức vụ lãnh đạo quan trọng. Tuy
nhiên, theo báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng,
ông Thưởng đã vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, trách
nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy
viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và chịu trách nhiệm người
đứng đầu theo các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Những vi phạm,
khuyết điểm của ông Võ Văn Thưởng đã gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín
của Đảng, Nhà nước và cá nhân. Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và
nhân dân, ông Thưởng đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ
công tác.
Sự kiện ông Võ Văn Thưởng có nguyện vọng thôi giữ chức Chủ tịch
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được dư luận trong và ngoài nước hết
sức quan tâm, đặc biệt là tổ chức khủng bố quốc tế Việt Tân, các đài VOA, RFI, BBC tiếng Việt... và những kẻ chuyên chống
phá Việt Nam đã lợi dụng triệt để để xuyên tạc về công tác nhân sự của Đảng,
đồng thời tung tin cho rằng đó là do đấu đá nội bộ trong Đảng với những suy
nghĩ vô cùng ấu trĩ, mang dáng dấp của những kẻ côn đồ như: “Võ Văn Thưởng đã
bị lột hết tất cả các chức vụ”, “khởi đầu cho những thanh trừng đang tiếp
diễn”…
Như mọi người đã biết, từ
chức là một chủ đề còn khá mới ở Việt Nam nhưng ở nhiều nước trên thế giới thì
nó đã trở thành một trong những nét văn hóa, "chuyện thường ngày ở
huyện" đối với mỗi công chức, người giữ chức vụ trong hệ thống chính quyền
ở nước đó và nó biểu hiện theo chuẩn mực, đạo lý xã hội, nhân cách của người
đang đảm nhận chức vụ tự nguyện rời bỏ vị trí lãnh đạo, nhằm bảo đảm lợi ích
chung của cộng đồng và sự phát triển của đất nước.
Đáng chú ý là, ngày 20/3, sau cuộc họp của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng về việc xem xét nguyện vọng thôi giữ các chức vụ của ông Võ Văn
Thưởng, các tờ báo của Việt Nam đã đăng tải kết quả cuộc họp, cho biết, Ban
Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ
được phân công. Cùng ngày, hãng tin Reuters đưa tin, ngày 20/3, Thủ tướng Leo
Varadkar thông báo ông sẽ từ chức Thủ tướng Ireland và lãnh đạo đảng Fine Gael
cầm quyền của nước này và nội dung này người đọc không hề thấy bài viết nào của
Việt Tân và các phần tử luôn nhân danh nhân quyền bàn tán về việc từ chức của
Thủ tướng Ireland. Năm 2022, thế giới cũng được chứng kiến 2 người đứng đầu
nước Anh liên tục xin từ chức: Tháng 7, Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố từ
chức lãnh đạo đảng Bảo thủ và người kế nhiệm ông Boris Johnson là bà Liz Truss
sau hơn một tháng nắm quyền Thủ tướng Anh cũng đã tuyên bố từ chức vào tháng 10
năm đó.
Như vậy có thể thấy việc xin từ chức của những người đứng đầu
đất nước trên khắp thế giới, việc này là hoàn toàn bình thường trong bối cảnh
thế giới, khu vực, an ninh, chính trị có nhiều biến đổi không lường. Việc xin
từ chức để Đảng cầm quyền hoặc chính phủ nước đó lựa chọn một người kế nhiệm có
thể lãnh đạo đất nước tốt hơn cũng là thể hiện trách nhiệm, tự trọng của người
xin từ chức trước đảng, trước dân.
Ở
Việt Nam, khái niệm từ chức đã được nêu tại Quy định số 41-QÐ/TW, ngày 03/11/2021 của Bộ
Chính trị về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ, theo đó, “từ chức là việc
cán bộ tự nguyện xin thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời
hạn bổ nhiệm và được cấp có thẩm quyền chấp thuận”. Từ chức khi một cán bộ: (1)
Do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm
vụ được giao; (2) Để cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm
nghiêm trọng; (3) Có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy
định; (4) Vì lý do chính đáng khác của cá nhân.
Và
Việt Nam chúng ta văn hóa từ chức cũng đang dần hình thành và sẽ trở thành thường
xuyên, tự nguyện, đặc biệt đối với những cán bộ đảng viên lãnh đạo có năng lực,
uy tín thấp. Do vậy, việc tạo dựng và phổ biến văn hoá từ chức là
góp phần hoàn thiện chuẩn mực đạo đức, làm đẹp thêm hình ảnh người cán bộ, đảng
viên, tác động trực tiếp đến quá trình xây dựng Đảng về đạo đức, củng cố niềm
tin của Nhân dân đối với Đảng, chế độ và Nhà nước ta./.
Đăng nhận xét