Tại Việt Nam, tín ngưỡng, tôn giáo luôn được bảo đảm, tôn trọng và được Nhà nước bảo vệ. Bên cạnh, các thế lực phản động, thiếu thiện chí luôn tìm mọi lý do hòng xuyên tạc quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam; vu cáo Nhà nước Việt Nam "đàn áp tôn giáo", "vi phạm quyền con người trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo"; đưa ra yêu cầu phi lý là phải đặt tôn giáo đứng độc lập, ngoài sự quản lý của Nhà nước và pháp luật. Đồng thời, mượn cớ bảo vệ tự do tôn giáo, một số tổ chức, hội nhóm thường xuyên lập ra cái gọi là "phúc trình", "thư ngỏ", "nghị quyết" để lên án tình hình nhân quyền tại Việt Nam, bảo vệ các đối tượng vi phạm pháp luật, gây sức ép về ngoại giao, đòi can thiệp và các công việc nội bộ của nước ta Trước những diễn biến phức tạp của các hiện tượng tôn giáo mới. Thì ở Việt Nam xuất hiện một số loại hình tín ngưỡng, tôn giáo mới pha tạp những yếu tố mê tín dị đoan như: Hội Thánh đức Chúa trời mẹ, Năng lượng gốc trống đồng, tâm linh Hồ Chí Minh, Pháp luân công, pháp môn diệu âm…



Những hiện tượng, tín ngưỡng tôn giáo này đều có một điểm chung là không được Nhà nước ta công nhận tư cách pháp nhân hoặc buộc phải chấm dứt hoạt động. Nôi dụng của các hiện tượng tôn giáo mới này thường có sự pha tạp, vay mượn, chắp vá từ các tôn giáo chính thống và tín ngưỡng khác, đồng thời thần thánh hóa người sáng lập; thành phần tham gia phức tạp. Thậm chí có hội, nhóm dễ bị các thế lực thù địch, phản động bên ngoài lợi dụng lôi kéo, tập hợp lực lượng gây phức tạp về ANTT hoặc xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo…

Hiện nay, hoạt động của các hiện tượng tôn giáo mới ở nước ta tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, là tác nhân chính nảy sinh, gây mâu thuẫn, bức xúc trong gia đình và xã hội (đập bỏ bàn thờ, bát hương, không thờ cúng ông bà, tổ tiên; gia đình ly tán, bỏ bê công việc, học hành, mang tiền bạc đi phụng sự tổ chức; khi ốm đau không đi khám điều trị chữa bệnh tại các cơ sở y tế, chữa bệnh bằng nước lã…); thâm chí còn lừa bịp, kích động bà con đồng bào dân tộc thiểu số tham gia các hoạt động ly khai tự trị, thực hiện mưu đồ bất tuân dân sự, chống đối chính quyền gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự ở địa phương…

Việc nhận diện những yếu tố phức tạp của những loại hình tín ngưỡng, tôn giáo có yếu tố mê tín dị đoan, các tà đạo, tạp đạo nêu trên sẽ góp phần nâng cao nhận thức của mỗi người dân. Qua đó, giúp chúng ta hiểu rõ đâu là những giá trị tốt đẹp các tôn giáo chính thông mang lại cho người dân và đâu là những tác hại của các tà đạo, tạp đạo đối với đời sống vật chất, tinh thần của người dân và những ảnh hưởng xấu đến an ninh, an toàn xã hội, từ đó hình thành tính tự giác trong công tác phòng ngừa, tham gia đấu tranh ngăn ngừa hoạt động của các tà đạo.

Do đó để phòng ngừa và đấu tranh với những tà đạo nêu trên đòi hỏi các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác tuyên truyền trên  các phương tiện truyền thông, đặc biệt là trên mạng xã hội để người dân nhận biết, không nghe và tham gia sinh hoạt; khi phát hiện những dấu hiệu phức tạp, không lành mạnh trong sinh hoạt tôn giáo, người dân sẽ kịp thời thông báo cho chính quyền sở tại hoặc cơ quan chức năng để thực hiện việc giám sát và xử lý nếu có sai phạm. Đồng thời lực lương chức năng cần xử lý nghiêm số đối tượng cầm đầu, cốt cán lợi dụng vấn đề tự do tôn giáo, tín ngưỡng vi phạm pháp luật, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội./.

Đăng nhận xét

 
Top