Chiều
24/2, tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ về công tác
phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây ra. Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc đánh giá thời gian qua, Việt Nam đã triển khai các biện pháp
phòng, chống dịch Covid-19 đạt hiệu quả. “Chúng ta đã thực hiện tinh thần chống
dịch như chống giặc, nhờ vậy, số ca lây nhiễm ít”, người đứng đầu Chính phủ
đánh giá.
Tuy nhiên, Thủ tướng cho biết dịch Covid -19 tiếp
tục diễn biến phức tạp, ngoài Trung Quốc, dịch bùng phát ở các quốc gia có quan
hệ đầu tư thương mại với Việt Nam như Nhật Bản, đặc biệt là Hàn Quốc có 763 mắc bệnh với 7 ca tử vong. Vì vậy, Thủ tướng
đề nghị cần có biện pháp cụ thể hơn nữa, trách nhiệm hơn nữa để thực hiện tốt
việc bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của người dân.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh hôm nay sẽ chưa
chốt việc cho học sinh đi học trở lại vào 2/3 mà phải chờ đến ngày 27-28/2, xem
tình hình dịch diễn biến, bùng phát ra sao mới đưa ra quyết định. “Phải cân
nhắc để đảm bảo an toàn”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Trở lại với câu hỏi mà các bậc phụ huynh quan tâm thời
gian qua là: “Có nên cho học sinh đi học trở lại vào tuần tới khi dịch Covid-19
vẫn đang diễn biến phức tạp?” trở thành một câu hỏi hết sức nghiêm túc và cần
được đánh giá, nhìn nhận đúng mực trong bối cảnh này.
Sự
nghiêm túc thể hiện ở chỗ: dịch Covid-19 không né tránh bất cứ ai.
Theo
thống kê tại Trung quốc đã có 77.150 người nhiễm Covid-19 (chiếm 97% số lượng
người nhiễm trên thế giới). Đáng chú ý, vị bác sĩ đầu tiên cảnh báo về Covid-19
– ông Lý Văn Lượng (Li Wenliang) đã qua đời hôm 7/2 vì bị lây nhiễm virus từ
bệnh nhân.
Vận
động viên thể hình nổi tiếng Trung Quốc, ông Qiu Jun – người được mệnh danh là
không bao giờ ốm – cũng đã qua đời ở Vũ Hán hôm 6/2 vì nhiễm phải virus nguy
hiểm này.
Vậy
thì con trẻ non nớt của chúng ta tự phòng vệ thế nào?
Thời
gian qua, nhiều phụ huynh phàn nàn, thậm chí phản ứng rất gay gắt về việc học
sinh nghỉ học khiến nhiều gia đình “sống dở chết dở” vì không có ai trông con.
Thiết
nghĩ, dịch bệnh là biến cố không ai mong muốn, bởi vậy mọi người đều phải có
nhiệm vụ hợp tác dập dịch, để bảo vệ chính chúng ta, trước khi bảo vệ cộng
đồng.
Và
trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến khôn lường không nói trước được điều gì, thì
chúng ta cần gì hơn ở những đứa trẻ: Sức khoẻ (thậm chí mạng sống) hay là kiến
thức?
Khi
trẻ trở lại trường, lỡ không may bị nhiễm bệnh thì ai sẽ là người chịu trách
nhiệm? Một ngôi trường có hàng ngàn học sinh, chỉ một học sinh nhiễm bệnh đã là
tai họa, nó sẽ lan nhanh ra học đường rồi tốn hàng đống tiền của vào việc khử
trùng sát khuẩn…
Trong
hoàn cảnh này, không một cá nhân hay ban ngành nào dám cam kết không để lọt con
virus nào vào trường học, bởi vậy tôi thiết nghĩ vẫn nên cho học sinh nghỉ học
cho đến khi nào dịch bệnh chính thức bị đẩy lùi.
Học
tập là công việc phải làm suốt đời. Sẽ không có gì xáo trộn ghê gớm khi kỳ nghỉ
Tết dường như dài hơn bình thường và kỳ nghỉ hè sắp tới được rút ngắn bớt. Còn
hơn là quyết định cảm tính, đến khi hâu quả lớn xảy ra thì lại chỉ có thể xin
lỗi hay là rút kinh nghiệm sâu sắc.
Đăng nhận xét