1.     Tay
Một nghiên cứu mới đây nhất của Mỹ cho thấy 94% những người được phỏng vấn nói rằng họ đều rửa tay sau khi đi vệ sinh nhưng theo quan sát của nhân viên nhà vệ sinh công cộng thì chỉ có 68% dân chúng tuân thủ “nguyên tắc” rửa tay. Bàn tay không sạch sẽ là nơi dễ nhất để truyền nhiễm các mầm bệnh liên quan đến thực phẩm.
2.     Điện thoại ở phòng làm việc 
Phần thu tiếng của điện thoại có thể chứa khoảng 2.000 loại vi khuẩn khác nhau nhưng đa phần là vô hại. Tuy nhiên, nếu 1 người đang bị vi trùng tấn công sử dụng điện thoại trước bạn thì khi bạn dùng, mồm và môi của bạn chạm vào ống nói, hoặc sau khi nghe/gọi xong điện thoại dùng tay lau miệng hoặc xoa mặt, vào mắt thì rất có thể vi trùng theo đó xâm nhập vào cơ thể bạn.

3.     Bồn cầu
 Ngồi bồn cầu trong nhà vệ sinh, bạn có nguy cơ nhiễm bệnh đường ruột bởi nghiên cứu cho thấy 60% miếng đệm bồn cầu bị ô nhiễm vì các chất thải của cơ thể. Trong khi đó, đại đa phần các vi khuẩn dạ dày đường ruột được lây truyền qua con đường vòm họng – hậu môn. Vì vậy, nếu sau khi tiếp xúc với bồn cầu, không rửa tay lập tức đi ăn cơm thì chắc chắn bạn đã “ăn” luôn cả vi khuẩn trên bồn cầu vào trong bụng. Có những lúc chúng ta có thói quen là trước khi ngồi xuống bồn cầu thì lấy giấy vệ sinh ra lau bồn cầu xong mới ngồi, nhưng hành động này có thể làm cho vi khuẩn trên bồn cầu khuếch tán rộng ra thêm.
 Các địa điểm “hot” mà các vi khuẩn khác thích tập trung ở trong nhà vệ sinh là: vòi nước, nắm đấm cửa, chậu rửa. Vì vậy sau khi từ nhà vệ sinh ra nhất định phải rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là nhà vệ sinh công cộng, tốt nhất là lau khô tay bằng khăn tay của chính mình.
4.     Bút
Bùi ngoài việc để viết ra người dùng còn có thói quan sử dụng bút để gặm nhấm, gãi lưng hoặc gãi chân, khuấy cà phê hoặc trà, và dùng để thông máng nước. Theo nghiên cứu của một trường đại học ở Áo thì vi rút lây truyền từ bệnh nhân qua tay của bác sỹ, sau đó lại truyền đến bút của bác sỹ, vì vậy bút của bác sỹ đa phần đều bị lây nhiễm vi rút hoặc vi khuẩn ở nhiều dạng khác nhau, bao gồm lây nhiễm hệ thống tiết niệu và các bệnh về da.
5.     Máy bay

Máy bay đường dài thường tiết kiệm chi phí bằng cách tuần hoàn không khí trong khoang máy bay. Điều này có nghĩa là không khí mà bạn hít vào trong vòng 15 tiếng là  không khí mà hơn 300 hành khách thở ra. 
Mặc dù các hãng hàng không dân dụng đã cho biết, tỉ lệ không khí trong lành trong khoang máy bay không nên thấp hơn 50% nhưng có rất ít người kiểm tra được đích thực. Không gian đóng, không khí sử dụng đi sử dụng lại làm cho vi khuẩn và vi rút “phiêu lưu” khắp nơi. Thêm vào đó là không khí lại khô hanh khiến dịch tiết trong mũi không có cơ hội “hoạt động”, càng tạo “cơ hội” cho vi khuẩn hoạt động.
Nếu thường xuyên phải di chuyển bằng máy bay thì việc bạn có thể làm được đó là trước khi lên máy bay mấy ngày và trong quãng đường bay,  bạn nên bổ sung thêm vitamin để tăng cường sức đề kháng của chính mình.
6.     Công tắc đèn và tay nắm cửa
Trên bàn tay luôn ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn, công tắc đèn hay tay nắm cửa lại là những vật dụng mà chúng ta thường xuyên chạm tới. Tuy nhiên, rất ít gia đình sử dụng xà phòng hoặc những dung dịch sát trùng để vệ sinh chúng. Vì vậy khi một thành viên bị bệnh virus có thể lưu lại trên tay nắm cửa hoặc công tắc đèn rồi lây cho cả gia đình.
7.     Cốc uống nước
Nhiều gia đình có thói quen sử dụng chung cốc uống nước với nhau vì vậy nếu trong nhà có người bị cảm cúm hay những bệnh truyền nhiễm khác vô tình sẽ để lại virus và lây bệnh cho những người thân xung quanh. Cách giải quyết là mỗi người nên có một cốc uống nước riêng và thường xuyên vệ sinh chúng.
8.     Các loại điều khiển từ xa
Cơ chế lây nhiễm virus từ các loại điều khiển tương tự như tay nắm cửa và công tắc đèn. Tiến sĩ Kelly Reynold, một nhà sinh học môi trường tại Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Arizona, khuyên bạn nên lau điều khiển từ xa mỗi tuần một lần bằng chất khử trùng để loại bỏ vi khuẩn.

9.     Vòi rửa tay
Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Hiệp hội Vi sinh học Hoa Kỳ cho thấy chỉ 39% người rửa tay sau khi ho hoặc hắt hơi. Vi khuẩn lưu lại trên tay bạn và khi bạn sử dụng vòi nước có thể tồn tại đến 24 giờ trên bề mặt vòi.
Bạn có thể khắc phục bằng cách dùng khăn lau hoặc xịt dung dịch vệ sinh lên vòi rửa thường xuyên để diệt vi khuẩn gây hại.
10.             Khăn tay
Một số người có thói quen sử dụng khăn tay khi bị cảm cúm để lau nước mũi hoặc che miệng khi hắt hơi. Mặc dù vi khuẩn không tồn tại được lâu trên bề mặt khô tuy nhiên nếu chúng ta sử dụng chung khăn tay với người mắc bệnh vẫn có nguy cơ lây nhiễm.
11.             Những phím bấm
Bạn có thể thấy nó có ở bất cứ nơi đâu, từ một chiếc máy rút tiền tự động ATM, trong thang máy, máy bán hàng tự động…cho đến một chiếc điện thoại công cộng, hay bàn phím máy vi tính,... Do tính chất sử dụng của chúng là “công cộng” nên hầu hết, chúng ít khi được vệ sinh sạch sẽ. Tất nhiên, nếu người sử dụng không chú ý đến việc rửa sạch tay sau khi dùng thì một vài loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm bám lại trên tay có thể có cơ hội tấn công gây bệnh bất kỳ lúc nào.
12.             Xe hoặc giỏ đựng hàng trong siêu thị
Đều là những đồ vật đã qua tay của không ít người sử dụng. Những chiếc xe có thể được dùng để đựng đủ mọi thứ đồ từ đồ khô cho tới các loại thực phẩm tươi sống. Kể cả khi chúng đã được bao bọc kín, nhưng cũng không hoàn toàn sạch khuẩn như nhiều người vẫn nghĩ. Đó là chưa kể đến việc nhiều gia đình đi mua đồ còn đặt những đứa trẻ ngồi trong xe đẩy,… Nói chung, lượng vi khuẩn bám lại trên những chiếc xe mua hàng trong siêu thị là không nhỏ.

Theo kết quả một cuộc kiểm tra, loại vi khuẩn phổ biến nhất bám trên những chiếc giỏ và xe đựng hàng trong siêu thị là khuẩn E. Coli - khuẩn gây bệnh đường ruột. Chúng có thể tồn tại trên những chiếc giỏ này trong một thời gian khá dài và dễ dàng bám vào tay người sử dụng chờ cơ hội gây bệnh.


Đăng nhận xét

 
Top