Để chuẩn bị các nội
dung báo cáo tại kỳ họp thứ 9, dự kiến khai mạc vào ngày 20-5 tới
đây trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho biết cử
tri tỉnh Bình Dương và thành phố Hải Phòng lo ngại người Trung Quốc "lập
xóm, lập phố", thu mua đất đai gần khu vực trọng yếu về quốc phòng, an
ninh; còn Bộ Quốc phòng báo cáo nhiều người Trung Quốc đã "núp bóng"
thuê, mua số lượng đất đai ở biên giới, khu vực phòng thủ.
Đáng chú ý, cử tri
tỉnh Bình Dương kiến nghị hiện nay, tình trạng người nước ngoài, nhất là người
Trung Quốc "lập xóm, lập phố" tại một vài địa phương là rất đáng quan
ngại. Cử tri đề nghị cần quản lý chặt chẽ tình trạng người nước ngoài mua đất,
sinh sống và làm việc tại Việt Nam, nhất là tại các khu dự án do Trung Quốc
trúng thầu; du khách, người lao động đến từ Trung Quốc để đảm bảo chủ quyền
quốc gia, an ninh khu vực.
Trả lời kiến nghị của cử tri Bình Dương, Bộ Công an cho biết trong những
năm gần đây, Việt Nam có nhiều khu dự án kinh tế, thu hút một lượng lớn người
nước ngoài, nhất là người Trung Quốc nhập cảnh để xây dựng, làm việc; tại
các khu dự án chưa phát hiện tình hình phức tạp về an ninh, trật tự liên quan
đến người nước ngoài.
Đưa người Trung Quốc sang lao động không
khai báo, xin phép
Lo ngại hơn, cử tri TP. Hải Phòng kiến nghị tình trạng người Trung Quốc
nhập cảnh vào Việt Nam đầu tư, kinh doanh và thu mua đất đai gần các khu vực
trọng yếu về quốc phòng, an ninh hiện nay là rất đáng ngại.
Giải đáp lo lắng này, Bộ Quốc phòng cho biết về tình hình doanh nghiệp
Trung Quốc ở khu vực biên giới. Cụ thể tính đến ngày 30/11/2019, có 149 doanh
nghiệp có yếu tố Trung Quốc (92 doanh nghiệp 100% vốn Trung Quốc, 57 doanh
nghiệp vốn liên doanh) đang hoạt động ở khu vực biên giới của 22/44 tỉnh, thành
biên giới (khu vực biên giới đất liền 24, khu vực biên giới biển 125); số doanh
nghiệp đang hoạt động 134, số doanh nghiệp đã triển khai nhưng tạm ngưng hoạt
động 15; tổng diện tích 162.467,7 ha (khu vực biên giới đất liền 943,7 ha, khu
vực biên giới biển 5.393,7 ha kể cả mặt biển); tổng vốn đầu tư 30,872 tỉ USD
(khu vực biên giới đất liền 1,637 tỉ USD, khu vực biên giới biển 29,235 tỉ
USD).
Cùng với đó là 4.239 lao động người Trung Quốc đang làm việc tại các
doanh nghiệp này (khu vực biên giới đất liền 374 người, khu vực biên giới biển
3.865 người); thời hạn thuê đất từ 5 đến 50 năm; lĩnh vực hoạt động chủ yếu là
kinh doanh khách sạn, nhà hàng, du lịch, vui chơi giải trí, may mặc, nuôi trồng
thủy sản, giầy da, sản xuất bao bì, đồ chơi trẻ em, linh kiện điện tử...
Địa bàn tập trung nhiều doanh nghiệp Trung Quốc ở các tỉnh, thành: Đà
Nẵng 22, Quảng Ninh 17, Hải Phòng 16, Bình Định 09, Hà Tĩnh 05, Bình Thuận
05... Các doanh nghiệp có yếu tố Trung Quốc ở khu vực biên giới đều hình thành
từ tháng 12/2018 trở về trước (năm 2019 không có doanh nghiệp mới nào); trước
khi cấp phép, đầu tư đã được các cơ quan chức năng thẩm định, phê duyệt.
Các doanh nghiệp có yếu tố Trung Quốc, quá trình hoạt động cơ bản chấp
hành đúng pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, theo Bộ Quốc Phòng đã nổi lên một số
vấn đề đáng chú ý như một số doanh nghiệp đưa lao động người Trung Quốc sang
làm việc nhập cảnh dưới hình thức du lịch, họ còn sử dụng lao động Trung Quốc
không khai báo, đăng ký theo quy định, thậm chí có doanh nghiệp không có tư
cách pháp nhân tuyển dụng lao động người nước ngoài nhưng vẫn tuyển dụng (Bình
Định, Đà Nẵng, Bình Thuận).
Thậm chí, nhà đầu tư Trung Quốc đã đầu tư “núp bóng” danh nghĩa
doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực du lịch, nuôi trồng, chế
biến, thu mua hải sản nhưng thực chất việc điều hành, quản lý do người Trung
Quốc đảm nhiệm (Khánh Hòa, Quảng Ninh).
Còn một số doanh nghiệp dưới vỏ bọc kinh doanh, sản xuất nhưng đã có
hoạt động tội phạm công nhệ cao, sản xuất ma túy (Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà
Nẵng, Phú Yên, Kon Tum); Có doanh nghiệp trốn thuế, gây ô nhiễm môi trường (Hà
Tĩnh, Hải Phòng)…
Đăng nhận xét