Báo chí thi nhau đăng tin chụp giật với những tiêu bài, bức ảnh gào thét đến xé lòng về người mẹ của tử tù Hồ Duy Hải. Đến cả những ông tiến sĩ toán học, tiến sĩ sức vật học cũng đòi thả Hồ Duy Hải…

Từ chuyện của tử tù Hồ Duy Hải nghĩ tới chuyện bóng đá. Trước đây, HLV (dẫn dắt đổi tuyển quốc gia Việt Nam) Calisto đã từng phát biểu: “Việt Nam là nước có tới 30 triệu HLV cấp đội tuyển quốc gia”. Và thực tế cũng đúng như lời ông nói. Có những người không có bất cứ một chút chuyên môn nào về bóng đá nhưng khi lên mạng vẫn bô bô thể hiện"năng lực chuyên môn" ít ai bì kịp của mình.
Bước qua lĩnh vực tư pháp cũng chẳng khá hơn. Một cây bút quèn trong làng báo chưa bao giờ nhìn thấy trang bìa của Bộ luật Tố tụng hình sự nhưng vẫn có thể tự mình đóng vai trò của một luật sư, một thẩm phán cấp cao. Một tội phạm đặc biệt nguy hiểm, chỉ cần qua vài lượt cào phím của họ là có thể nghiễm nhiên trở thành người tốt, người bị xét xử oan. Một sơ suất trong quá trình điều tra của cơ quan chức năng, qua ngòi bút của họ có thể dẫn dắt dư luận hiểu rằng đây là một vụ "án oan" nghiêm trọng. Và tất nhiên, ngành tư pháp trong mắt người dân trở thành "ông kẹ" dữ dằn, không nên tin tưởng.

Vụ án Hồ Duy Hải mới đây lại là một minh chứng cho điều này. Sau những nỗ lực bất thành nhằm chạy tội cho kẻ sát nhân, khi Hội đồng thẩm phán tối cao ra quyết định cuối cùng để thực thi công lý, họ lại chuyển hướng sang khóc lóc ỉ ôi. Có lẽ theo cách nhìn của họ, những giọt nước mắt của người thân tử tù có giá trị pháp lý hơn một phán quyết được đưa ra.
Mới hơn nữa là phát ngôn “vô tội vạ” của một vị đã từng có học hàm Tiến sĩ, phát ngôn này chứa đựng những câu từ chưa từng xuất hiện trong bất cứ từ điển tư pháp nào: “Có tội hay không vẫn cứ phải... thả ra”.
Thật là nực cười khi chẳng mấy ai hay bài báo nào đả động đến tâm tư, tình cảm của thân nhân 02 nhân viên bưu cục Cầu Voi đã bị chết oan uổng cách đây 12 năm.


Đăng nhận xét

 
Top