Trước
hết, nói về quyền lợi, bảo hiểm xe máy bắt buộc mua là bảo hiểm trách nhiệm dân
sự chủ xe đối với bên thứ ba. Bảo hiểm thay bạn thực hiện trách nhiệm bồi
thường cho bên bị thiệt hại do bạn gây tai nạn, chứ không bảo hiểm cho bản thân
bạn và xe của bạn.
Mức
trách nhiệm như sau:
Về
người: Bồi thường tới 100 triệu đồng một người một vụ. Không hạn chế số người
trên vụ và số vụ trên năm.
Về
tài sản: Bồi thường tới 50 triệu một vụ, nếu gây thiệt hại cho nhiều người cũng
chỉ đền tối đa 50 triệu một vụ. Không hạn chế số vụ một năm.
Để
được bồi thường, cần làm theo các bước sau:
1. Bước
một, việc đầu tiên khi xảy ra tai nạn là mở ngay giấy chứng nhận bảo hiểm, gọi
số hotline của công ty bảo hiểm ghi trên đó để được hướng dẫn. Nếu không mang
theo bảo hiểm có thể tìm kiếm Google. Một số công ty bảo hiểm có App có thể
thông báo, chụp ảnh gửi qua app.
Tuy
nhiên, có nhiều trường hợp giám định viên sẽ làm khó người gặp nạn, chỉ cần cố
gắng làm hết những hướng dẫn hợp lý.
2. Bước
hai, thông báo cho cơ quan Công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất và
thỏa thuận đền bù. Khi có tai nạn giao thông, sẽ có CSGT giải quyết. Căn cứ vào
thông báo của CSGT để các bên xác định lỗi của mỗi bên để có thỏa thuận đền bù
bằng văn bản. Cơ quan CSGT sẽ ghi nhận sự thỏa thuận vào hồ sơ.
Đối
với thiệt hại về tài sản, khi thỏa thuận yêu cầu công ty bảo hiểm tham gia,
hướng dẫn thỏa thuận. Công ty bảo hiểm sẽ duyệt giá (nếu sửa chữa) và trả tiền
cho đơn vị sửa chữa thay bạn. Nếu không, họ sẽ cùng bạn và bên thứ ba
"chốt" số tiền bồi thường, sau đó họ sẽ hoàn lại cho bạn (dĩ nhiên họ
sẽ hướng dẫn bạn thu thập chứng từ chứng minh thiệt hại).
Đối
với thiệt hại về người, công ty bảo hiểm sẽ căn cứ vào tỷ lệ thương tật (căn cứ
vào kết luận ghi trên bệnh án, giấy ra viện) tính số tiền bồi thường (100 triệu
nhân với tỷ lệ thương tật). Nếu số tiền này lớn hơn số tiền bạn đã bồi thường
thì trả bằng số tiền bạn đã bồi thường. Còn nếu số tiền bạn đã bồi thường lớn
hơn số này thì bảo hiểm trả đúng số này
3. Bước
ba, cung cấp hồ sơ cho công ty bảo hiểm để nhận tiền đền bù. Hồ sơ gồm:
- Thông
báo tai nạn và yêu cầu bồi thường (giám định viên sẽ đưa mẫu cho bạn ghi và
nhận luôn).
- Hồ
sơ tai nạn giao thông của cơ quan có thẩm quyền (cơ quan có thẩm quyền nhé,
không bắt buộc CSGT).
- Bản
án (nếu có).
- Chứng
từ chứng minh thiệt hại tài sản (một hoặc tất cả: báo giá sửa chữa, hóa đơn,
thỏa thuận đền bù, biên bản định giá của hội đồng định giá tài sản).
- Chứng
từ chứng minh thiệt hại về người (Giấy ra viện, kết luận giám định thương tật,
thỏa thuận đền bù).
4. Bước
bốn, nhận tiền.
Đối
với những vụ tai nạn không có CSGT giải quyết, việc đầu tiên vẫn phải liên hệ
với công ty bảo hiểm thông báo tai nạn. Yêu cầu công ty bảo hiểm hướng dẫn và
cử giám định viên đến hiện trường (ghi âm lại làm bằng chứng).
Thông
tư 22/2016/TT-BTC quy định phải báo cho cơ quan công an hoặc chính quyền địa
phương nơi gần nhất và yêu cầu hồ sơ là hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền. Không
có câu nào ghi là hồ sơ CSGT. Thế nên ở nơi không có CSGT bạn báo công an xã để
họ lập biên bản hiện trường. Nếu công an xã thấy không thuộc thẩm quyền họ sẽ
có trách nhiệm báo cấp cao hơn, họ không báo là lỗi của họ, bảo hiểm khiếu nại
họ chứ.
Một
điều rất quan trọng với bảo hiểm xe máy, đối với thiệt hại ước tính dưới 10
triệu, không bắt buộc phải có hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền. Công ty bảo hiểm
phải tự lập biên bản hiện trường, lấy chữ ký người làm chứng và tự xin xác nhận
của chính quyền địa phương. Hãy nhớ lập biên bản đền bù dân sự và đề nghị giám
định viên ký xác nhận, đồng thời xin xác nhận của chính quyền địa phương.
Đăng nhận xét