Thời gian qua, Việt Nam phải đối diện đợt bùng phát thứ 4 dịch bệnh Covid-19. Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã đồng bộ triển khai nhiều giải pháp để vừa chống dịch, vừa đảm bảo an sinh xã hội theo tinh thần “bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân là trên hết, trước hết”. Thế nhưng, nhiều tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí dưới vỏ bọc “dân chủ”, “nhân quyền” lại nhân cơ hội này “đục nước béo cò”, tung ra nhiều chiêu trò, thủ đoạn thâm độc, tinh vi, xuyên tạc, phê phán, chỉ trích, thậm chí phủ nhận hoàn toàn những nỗ lực trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 mà cả nước đang thực hiện.
RFA
ngày 21/8/2021 có bài viết nhan đề “Chống dịch như chống giặc: Kẽm gai, quân
đội, công an, pháo đài … sẽ còn thêm gì nữa? với những cái nhìn thiếu tìm hiểu
kỹ lưỡng và phiến diện đối với các giải pháp chống dịch của Chính phủ. Nội dung
bài viết đã lên tiếng chỉ trích Chính phủ bị “ru ngủ” trong thành công của các
đợt dịch trước đó mà không có được hướng đi đúng trong chống dịch tại thành phố
Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam lần này. Từ đó bài viết quy kết rằng, chính
quyền các địa phương chỉ dùng biện pháp “dễ” là phong tỏa, mà không tính đến
những người yếu thế không có kế sinh nhai, buộc phải ra đường bất hợp pháp.
Trong khi đó, trong bài viết
có nhan đề “Phong tỏa ở TPHCM: Họ còn giam mình đến bao giờ?” BBC đưa ra những
nhận định phiến diện, tiêu cực về cách thức chống dịch và vấn đề đảm bảo an
sinh của Chính phủ Việt Nam. Tác giả bài viết bằng lời lẽ kích động đã chỉ
trích Chính phủ Việt Nam “vi phạm nhân quyền” trong chính sách cách ly y tế đối
với những người có liên quan đến ca nhiễm bệnh. Bài viết còn so sánh một cách
thiển cận giữa cách chống dịch của các nước phát triển với Việt Nam, cho rằng
Việt Nam đang sai lầm trong chiến lược dẫn tới các ca nhiễm bùng phát không kiểm
soát. Chưa dừng lại, tác giả bài viết còn đưa ra quy kết rằng chính quyền chú
trọng đến hô hào, khẩu hiệu mà thiếu các biện pháp thực chất, nhất là trong
chính sách an sinh cho người yếu thế; xuyên tạc chiến dịch tiêm vaccine; thậm
chí còn lập luận rằng “Chính quyền đẻ ra nhiều thứ giấy tờ xin-cho; lập nhiều
chốt kiểm soát trên đường, dày đặc đến mức từ phường này qua phường khác cũng
xét hỏi "giấy thông hành" hoặc "phiếu mua hàng thiết yếu";
đường hẻm, đường phố nào cũng giăng dây kiểm soát người ra vào; mỗi tổ dân phố,
mỗi chung cư… còn có "Sổ theo dõi tiếp nhận thông tin" ghi lý do người
ra kẻ vào hằng ngày…thế mà số ca nhiễm mới và số ca tử vong vẫn cao nhất nước”
để cho rằng biện pháp "chống dịch như chống giặc" đã sai từ căn bản
và hoàn toàn không có hiệu quả, rồi từ đó đi đến kết luận “không thể chống dịch
bệnh bằng các chỉ thị như thời chiến tranh, không thể xây "pháo đài"
bằng những hàng rào và sự kiểm soát để né dịch bệnh, sao chính quyền chưa tỉnh
ra mà còn tiếp tục giam lỏng dân”…(?!)
Nếu
khách quan theo dõi diễn biến dịch bệnh và quá trình tổ chức phòng, chống dịch
ở Việt Nam thời gian qua, không thể không nhận thấy, Chính phủ và chính quyền
các địa phương đều lựa chọn cách thức mềm dẻo và linh hoạt. Mục tiêu được xác
định rất cụ thể: “vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa
phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới”,
phương châm hành động cũng được định sẵn: “5K+ vaccine”, toàn dân cùng tham gia
với tinh thần “chống dịch như chống giặc”.
Trong
đợt dịch thứ 4 này, đồng ý với phương châm "chống dịch như chống
giặc" và quan điểm siết chặt các biện pháp để sớm ổn định dịch nên ít
nhiều đã nảy sinh những hạn chế, yếu điểm nhất định. Song, nên chăng thay vì
xem đó là lực cản chủ yếu, là vấn đề cốt tử thì nên quan niệm đó là những điều
tất yếu xảy đến trong bối cảnh chống dịch mới, khi mà các biến thể mới với tốc
độ lây lan nhanh chóng liên tục xuất hiện và xuất hiện các khó khăn mới, nhất
là nguồn lực chống dịch, khả năng đương đầu với thực tế bùng phát dịch.
Dịch
bệnh đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước và để chống
dịch, Chính phủ, Bộ Y tế đã triển khai đồng bộ, cùng lúc nhiều biện pháp công
tác. Đó không chỉ là việc thiết lập các vùng an toàn, khoanh vùng dập dịch...
mà còn đẩy mạnh việc tiêm chủng để sớm ổn định tình hình dịch bệnh. Nói như thế
để thấy rằng, việc siết chặt dịch cũng nhằm mục tiêu sớm bình ổn dịch và song
song với đó Chính phủ, Bộ Y tế vẫn còn nhiều biện pháp khả dĩ, tích cực khác”.
Đi
cùng với các biện pháp phòng, chống dịch, Chính phủ và chính quyền địa phương
các cấp cũng đã ban hành hàng loạt chính sách trợ giúp các doanh nghiệp, người
dân vượt khó do dịch Covid-19, đặc biệt là các đối tượng yếu thế trong xã hội,
điển hình như: Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao
động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Theo đó,
khoản trợ cấp 26.000 tỷ được Chính phủ xác định nhằm hỗ trợ cho người lao động
và sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, góp phần
phục hồi sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch,
ổn định sản xuất kinh doanh, đảm bảo đời sống và an toàn cho người lao động;
Gói hỗ trợ viễn thông 10.000 tỉ đồng cho người dân, kéo dài trong 3 tháng; Quỹ
Vaccine; Chính sách BHXH, BHTN hỗ trợ NLĐ, doanh nghiệp khó khăn do Covid-19;
Xuất hơn 134.000 tấn gạo cho 27 tỉnh, thành phố hỗ trợ người dân gặp khó khăn
do dịch Covid-19….
Qua
những phân tích trên đây có thể thấy rằng, mọi hành động của Chính phủ và cả hệ
thống chính trị đều hướng đến mục tiêu bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân
là ưu tiên trên hết. Tiếp đó là bảo vệ hệ thống sản xuất, phân phối hàng hóa
nhằm đảm bảo an sinh xã hội. Tất cả những thay đổi chính sách đó là minh chứng
cho thấy, Chính phủ biết lắng nghe những phản biện đúng, để đưa ra những giải
pháp phù hợp với thực tiễn. Thực tế này cũng đồng thời vạch trần việc một số tổ
chức, cá nhân rêu rao Việt Nam đang sai lầm trong chiến lược dẫn tới các ca
nhiễm bùng phát không kiểm soát hay thực hiện các biện pháp chống dịch gây mất
dân chủ, mất nhân quyền, người dân không được tự do đi lại, là những giọng điệu
xuyên tạc, lạc lõng, phiến diện./.
Đăng nhận xét