Bài học về tinh thần đoàn kết từ Cách mạng Tháng Tám 1945 vẫn luôn là ngọn đuốc soi đường cho dân tộc Việt Nam đến ngày hôm nay khi cả nước đang đồng lòng quyết tâm đẩy lùi đại dịch Covid-19.
Đại
dịch COVID-19 đã và đang ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội và cuộc sống của
hàng triệu gia đình Việt Nam, tạo nên một bức tranh chưa từng có trong lịch sử
đất nước.
Nhưng
trong chính hoàn cảnh ngặt nghèo ấy, hy vọng lại được thắp sáng. Đó là ánh sáng
của tinh thần đoàn kết, đồng sức, đồng lòng, của sự sẻ chia, của tinh thần
tương thân, tương ái.
“Đã
đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa”
Đoàn
kết là một truyền thống và bài học cực kỳ quý báu của dân tộc Việt Nam, được
hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước: "Một cây làm
chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao"; "Đoàn kết, đoàn kết,
đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công"...
Phó
Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Ngọc Anh - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đánh
giá: “Cách mạng tháng Tám năm 1945 là cuộc hồi sinh vĩ đại của một dân tộc
biết nương tựa vào nhau, chung sức đồng lòng vì lẽ phải, lương tri và những giá
trị làm người cơ bản”.
Đó
là sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam và sức
mạnh của đoàn kết quốc tế: toàn dân đồng lòng nổi dậy, lực lượng Đồng minh
chống phát xít trên thế giới ủng hộ; từ chiến khu về đồng bằng, từ nông thôn
đến thành thị, rồi cả thành thị cùng nông thôn nhất tề nổi dậy giành chính
quyền về tay nhân dân.
Cách
mạng Tháng Tám đã tạo nên một cao trào cách mạng rộng khắp, mạnh mẽ chưa từng
thấy với đông đảo lực lượng tham gia, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giai
cấp, tầng lớp, mọi thành phần kinh tế, mọi giới và mọi thành viên trong đại gia
đình dân tộc Việt Nam.
76
năm qua kể từ ngày giành được độc lập, chính tinh thần đoàn kết keo sơn của
hàng triệu người dân Việt Nam đã đưa con thuyền đất nước đi qua bao cuộc xâm
lăng, giành thắng lợi trước những kẻ thù lớn mạnh rồi lại ghi những dấu ấn đậm
nét trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Đoàn
kết đánh giặc, đoàn kết để chống chọi với thiên tai và nay, lại đoàn kết để đầy
lùi dịch bệnh.
Ở
đợt dịch thứ 4 bùng phát, trước những khó khăn, mất mát của đồng bào cả nước,
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một lần nữa tha thiết kêu gọi toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân và đồng bào ta ở nước ngoài: “Chúng ta đã cố gắng càng cố gắng hơn
nữa; đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn
nữa; toàn dân tộc muôn người như một, đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ, các cấp,
các ngành tìm mọi cách quyết ngăn chặn, đẩy lùi bằng được, không để dịch lan
rộng, bùng phát trong cộng đồng”.
Tinh
thần đoàn kết của cả dân tộc trước hết được thể hiện trong sự đồng lòng, quyết
tâm của cả hệ thống chính trị, từ Trung ương đến địa phương. Từ Bộ Chính trị,
Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành, cơ quan Trung ương cho đến
địa phương đều thống nhất nhận thức: Phải chặn bằng được dịch bệnh để nhân dân
sớm quay trở lại với “trạng thái bình thường mới”, khôi phục sản xuất, đời sống
để trẻ em lại được đến trường, người lớn lại quay trở lại cơ quan, nhà máy,
công xưởng.
Trong
thư gửi lực lượng tuyến đầu ngày 2/8/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính viết: “Hơn
500 ngày qua, dịch COVID-19 diễn biến rất phức tạp, khó lường, gây ra nhiều khó
khăn, gian khổ, nhưng không làm giảm tinh thần vì cộng đồng của lực lượng tuyến
đầu chống dịch. Tôi cảm nhận được tinh thần của những phong trào "Ba sẵn
sàng", "Ba đảm đang", "Năm xung phong"… của những năm
xưa như càng lan tỏa mạnh mẽ hơn trong lực lượng tuyến đầu chống dịch. Các anh,
các chị "sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Nhân dân và Tổ
quốc cần".
Hơn
500 ngày qua, hàng trăm nghìn cán bộ, nhân viên y tế, các chiến sĩ quân đội,
công an đã gác lại cuộc sống cá nhân, không quản khó khăn, nguy hiểm đi vào
những vùng tâm dịch để cứu giúp người dân. Không ít trường hợp đã trở thành F0,
F1, có người đã hy sinh khi làm nhiệm vụ. Họ sẵn sàng hy sinh thân mình cho lợi
ích của cộng đồng, của đất nước.
“Giãn
cách xã hội, nhưng tình người lại gần hơn”
Tinh
thần đoàn kết của dân tộc, sự hi sinh thân mình vì người khác không chỉ thể
hiện trong hành động của các lực lượng tuyến đầu mà còn lan tỏa khắp các hang
cùng, ngõ hẻm. Tuy giãn cách xã hội nhưng tình người lại gần gũi nhau hơn.
Nhiều
“bếp lửa” ấm tình đồng bào được duy trì để tiếp thực phẩm cho chiến sĩ, dân,
quân ở mặt trận phòng, chống dịch; các máy ATM gạo, ATM khẩu trang, ATM Oxy
được đưa vào sử dụng; phong trào vận động chủ nhà trọ giảm giá hoặc miễn phí
phòng trọ cho công nhân, người nghèo, hộ cận nghèo…; “Gian hàng 0 đồng”, “ Bếp
ăn yêu thương”, “Siêu thị nghĩa tình”; “Siêu thị 0 đồng”, “Tổ tình nguyện đi
chợ giúp dân”, “Quà đến tận nhà”, “Giao hàng tình nguyện”, chốt “Bảo vệ vùng
xanh”… được hình thành và nở rộ ở nhiều địa phương.
Tất
cả những nghĩa cử cao đẹp ấy được kết tinh từ truyền thống tốt đẹp của “máu
chảy ruột mềm”, “thương người như thể thương thân”.
Bà
Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM cho rằng,
sức mạnh đại đoàn kết dân tộc là nhân tố quyêt định thắng lợi bền vững của Cách
mạng Việt Nam và chiến thắng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19.
Là
địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, người dân Thành phố không
khỏi cay sống mũi khi những chuyến tàu, chuyến xe mang lương thực, thực phẩm từ
các địa phương cách xa hơn nghìn cây số đến với nhân dân Thành phố trong thời
điểm giãn cách với nhiều chiến dịch như: “Tuần lễ vì Thành phố mang tên Bác”,
“Tất cả vì miền Nam thân yêu”.v.v…
“Giãn
cách xã hội, nhưng tình người lại gần hơn” – bà Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM chia sẻ.
Kết
quả của tinh thần đoàn kết còn được thể hiện sinh động qua sự tham gia đóng góp
kinh phí phòng chống dịch COVID-19 và mua vaccine phòng, chống dịch, ủng hộ
trang thiết bị y tế, các vật phẩm y tế, lương thực, thực phẩm .v.v… của các tổ
chức, cá nhân, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước, của Đảng bộ,
Chính quyền, Mặt trận, đoàn thể, nhân dân trong nước, Kiều bào ta ở nước ngoài…
Cội
nguồn sức mạnh của dân tộc chính là tinh thần đoàn kết. Chủ tịch Hồ Chí Minh
từng nói: Giữa đoàn kết và thắng lợi có mối quan hệ chặt chẽ, qui mô của đoàn
kết quyết định quy mô, mức độ của thành công. Chỉ khi cả dân tộc kết thành
một khối thống nhất, đồng thuận, đồng lòng thì đất nước mới đủ sức mạnh vượt
qua mọi khó khăn, thử thách.
Không
thống nhất ý chí và hành động, không nương tựa và đùm bọc lẫn nhau, chúng ta
không bao giờ có được địa vị và sức mạnh như ngày hôm nay./.
Đăng nhận xét