Từ ngày 23/8/2021, việc đi chợ cho người dân TP.HCM do phường, xã trực tiếp đảm nhận. Sau 5 ngày triển khai, trong khi nhiều người chật vật đặt hàng “đi chợ hộ” thì nhiều địa phương phản ánh tình trạng cán bộ đi chợ giúp nhưng khi giao lại không có người nhận, một số trường hợp trả lời “chỉ đặt thử”.
Sáng nay Sài Gòn mưa, các anh bộ đội giao
hàng ‘đi chợ hộ’ đến hẻm nhà mình cho các hộ đã đăng ký mua hàng từ trước.
Mưa nặng hạt, mẹ mình kêu các anh vào trong
nhà đứng cho đỡ ướt, các anh không dám, cười nói:
- Dạ chắc mưa có tí là hết, giày tụi con ướt
đất cát dơ lắm, vào nhà dơ nhà cô ạ. Mưa đỡ tí tụi con đi liền.
Các anh chưa quen đường nên có cô Tổ trưởng
đi theo chỉ đường.
Người đặt thì chờ quài không có, người thì ở
nhà rảnh quá mùa này đi b.om hàng người ta!
Chia sẻ với VnExpress, ông Nguyễn Công Chánh,
Phó chủ tịch UBND quận Tân Phú cho biết, từ ngày 23/8 khi thực hiện việc đi chợ
giúp dân, luôn cố gắng phối hợp với các hệ thống siêu thị để lên đơn và giao
hàng.
“Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trường hợp làm khó
cán bộ”, ông Chánh nói và cho biết, gần đây khi cán bộ đi chợ giúp nhưng khi đến
lúc giao lại không có người nhận, một số trường hợp người dân “chỉ là đặt thử”.
Điển hình là ngày 27/8, tại phường Tây Thạnh,
quận Tân Phú, có khoảng 30 đơn hàng người dân đặt mà không lấy. Khi gọi tới thì
một vài số điện thoại không bắt máy, những trường hợp còn lại thì nói không đặt.
“Chúng tôi cũng đã họp nhiều với các hệ thống
siêu thị về các tình trạng b̼.̼o̼.̼m̼ hàng trên. Họ cũng đã thông cảm nhưng rất
mong người dân không nên đặt thử sẽ khiến lực lượng hỗ trợ thêm khó khăn, đặc
biệt, lực lượng này đang rất mỏng”, ông Chánh chia sẻ.
Xác nhận thông tin trên, ông Phan Thanh Hòa,
chủ tịch UBND phường Tây Thạnh cho biết, hôm qua 30 đơn hàng không có người nhận
đã được bên siêu thị hỗ trợ nhận lại.
Ông cho biết, hiện nay, mỗi ngày, lực lượng địa
phương phải làm nhiều công tác phòng, chống dịch, nên khi người dân đặt thì sẽ
xác nhận và kiếm nguồn hàng giao, chứ không thể đến từng nhà xác minh trước. Do
đó, nếu bị b̼.̼o̼.̼m̼ hàng, các đơn hàng khác sẽ chậm lại.
Về phương thức thanh toán, các đội hình đi chợ
hộ tại TP HCM đang triển khai nhiều cách. Với những nơi bán hàng theo combo,
người dân sau khi đặt xong sẽ chuyển khoản, thanh toán trước cho cán bộ hoặc
nhân viên cửa hàng phụ trách. Sau khi tiền chuyển về tài khoản, đơn hàng mới được
chấp nhận. Nhưng một số địa bàn khác lại chọn phương thức linh hoạt cho người
dân đặt cọc, dao động từ 200.000-300.000 đồng hoặc ứng tiền trước.
Như tại Bình Trưng Đông, Bí thư Đoàn phường
này cho biết không áp dụng cứng nhắc một hình thức thanh toán vì một số nơi người
dân không có tiền trong tài khoản, cũng không đủ tiền để mua combo. Với phương
thức này, khi nhận đi chợ hộ, cán bộ phụ trách sẽ tự trả tiền trước cho các đơn
hàng. Đến khi người dân nhận được, họ mới chuyển khoản trả lại.
Trước đó, trong Livestream “Dân hỏi – Thành
phố trả lời” vào tối 26/8, ông Lê Quang Tự Do – Phó cục trưởng Cục Phát thanh
truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TTTT) cho biết, hiện có nhiều phường ở
TP.HCM đang gặp tình trạng người dân “bom” khi nhờ cán bộ đi chợ hộ.
Trước tình trạng này, ông Tự Do đề nghị người
dân chỉ nên liên hệ khi cần. Các cán bộ tham gia chống dịch, đặc biệt là lực lượng
tuyến đầu rất vất vả, nên ông mong muốn công sức của họ được dành để giúp đỡ những
người thực sự khó khăn.
Thực tế, khi nhận đi chợ hộ, cán bộ phụ trách
sẽ tự trả tiền trước cho các đơn hàng, người dân chuyển trả lại khi nhận được
hàng hoá. Từ đó dẫn đến nguy cơ cán bộ bị “bom” hàng dù đã vất vả từ khâu soạn
đơn, chọn sản phẩm đến giao cho người dân./.
Đăng nhận xét