Chống phá cách mạng Việt Nam là mưu đồ do các thế lực thù địch, phản động đã và đang ra sức thực hiện. Trong đó, nhiều tổ chức, cá nhân luôn tuyên truyền cái gọi là “tù nhân lương tâm” nhằm vu cáo, xuyên tạc tình hình nhân quyền tại Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc...
Từ
nhiều năm trở lại đây, để xuyên tạc tình hình nhân quyền tại Việt Nam, các thế
lực phản động, thù địch luôn tìm cách cổ súy các đối tượng vi phạm pháp luật, bất
mãn, cơ hội chính trị. Đặc biệt, chúng còn dành cho những đối tượng này cách
gọi mỹ miều là “tù nhân lương tâm” nhằm đánh lừa dư luận, vu cáo Nhà nước ta vi
phạm nhân quyền. Điều này thể hiện khá rõ khi chúng ta điểm lại những đối tượng
“tù nhân lương tâm” thường được nhắc đến trên các trang mạng xã hội.
Phạm
Thị Đoan Trang nằm trong số những cái tên được các thế lực thù địch liên tục
nhắc tới trên các diễn đàn như cá nhân “dũng cảm đấu tranh vì dân chủ nhân
quyền ở Việt Nam”. Tuy nhiên trên thực tế, những cái mà Trang làm chỉ có thể
gói gọn trong những hành động gây mất ổn định chính trị, bôi nhọ Đảng, Nhà
nước. Theo cơ quan điều tra, đối tượng này đã soạn thảo, tán phát nhiều tài
liệu có nội dung chống phá Nhà nước, đả phá thể chế, công kích chính quyền nhân
dân. Trang còn hướng dẫn kỹ năng cho các hoạt động chống phá, cấu kết với các
phần tử, tổ chức trong và ngoài nước nhằm chống đối chính quyền nhân dân. Vì
những hành vi này, Phạm Thị Đoan Trang đã bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra
về các hành vi phạm tội làm tàng trữ, phát tán thông tin, tài liệu, vật phẩm
nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại điều
117 Bộ luật Hình sự 2015.
Cùng
với Phạm Thị Đoan Trang, có thể kể đến nhiều đối tượng khác như: Cấn Thị Thêu,
Bùi Hiếu Võ, Đoàn Khánh Vinh Quang, Trịnh Bá Phương, Nguyễn Văn Hoá, Nguyễn Văn
Túc, Huỳnh Trương Ca, Lê Đình Lượng, Nguyễn Ngọc Anh, Trần Thị Xuân... Các đối
tượng trên đã sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi như: Sử dụng mạng xã hội để soạn
thảo, tán phát các thông tin, tài liệu chống phá Nhà nước; lợi dụng danh nghĩa
"đấu tranh dân chủ, nhân quyền", chống tiêu cực, từ thiện, môi
trường… tuyên truyền chống phá chính quyền; trả lời phỏng vấn đài, báo nước
ngoài với nội dung xuyên tạc tình hình Việt Nam, vu cáo Việt Nam vi phạm dân
chủ, nhân quyền... Việc các đối tượng này bị xử lý là hoàn toàn phù hợp với quy
định của pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.
Tại
Việt Nam không có thứ gọi là “Tù nhân lương tâm”
Điều
117, Bộ luật Hình sự 2015 và được sửa đổi, bổ sung 2017 quy định rõ, sẽ xử phạt
tù từ 05 năm đến 12 năm đối với người có các hành vi chống Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam như: Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông
tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội
dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên
truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm gây chiến tranh tâm lý... Trong trường hợp
vi phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể bị xử phạt tù từ 10 năm đến 20
năm...".
Không
chỉ cổ súy cho hành vi của các đối tượng được gọi là “tù nhân lương tâm”, các
thế lực phản động còn lớn tiếng yêu cầu cơ quan chức năng phải trả tự do cho
các đối tượng này. Chúng liên tục đưa ra các luận điệu xuyên tạc như “tù nhân
lương tâm trong các trại giam ở Việt Nam thường xuyên bị ngược đãi, đe dọa”;
“tù nhân lương tâm bị đánh đập, thiếu đồ ăn thức uống”; "chính quyền Việt
Nam phải đặc xá, thả tất cả tù nhân lương tâm". Tuy nhiên, chúng đã cố
tình quên, đặc xá là chính sách nhân đạo của Đảng, Nhà nước ta áp dụng đối với
những người tù nhân có quá trình cải tạo tốt, có ý thức sửa chữa sai lầm...
Có
thể thấy, ở Việt Nam hoàn toàn không có cái gọi là “tù nhân lương tâm” mà chỉ
có những đối tượng vi phạm pháp luật bị cơ quan chức năng truy tố, xử lý theo
đúng quy định. “Tù nhân lương tâm” về bản chất là sự đánh tráo khái niệm nhằm
cổ súy cho những kẻ đột lốt “dân chủ”, lợi dụng dân chủ để chống phá đất nước,
vi phạm pháp luật bị kết án và phải chấp hành hình phạt tù. Mục đích chính của
việc gắn mác “tù nhân lương tâm” đó là biến các đối tượng vi phạm pháp luật
thành những công dân dũng cảm đấu tranh cho nhân quyền, cho dân chủ. Đây là một
âm mưu, thủ đoạn nguy hiểm của các thế lực thù địch, phản động nhằm đánh lừa dư
luận trong nước và quốc tế; cổ súy, hậu thuẫn, hỗ trợ cho số đối tượng chống
đối, phá hoại công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Do
vậy, mỗi người cần nâng cao nhận thức, tỉnh táo, cảnh giác trước cái gọi là “tù
nhân lương tâm ở Việt Nam”; từ đó, góp phần đấu tranh làm thất bại các âm mưu,
thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động nhằm bảo vệ sự ổn định
chính trị, tăng cường sự đồng thuận trong xã hội./.
ĐCSVN
Đăng nhận xét