Mặc dù các cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp ngăn chặn, nhưng thực tế thì tình trạng tội phạm lừa đảo qua mạng ngày càng tinh vi và diễn biến phức tạp.
Những lời mời gọi hấp
dẫn hay khẩn cầu cấp thiết... là những thông tin chúng ta dễ dàng bắt gặp mỗi
khi mở điện thoại. Nhưng trên thực tế, đó đều có thể là các bẫy lấy cắp thông
tin cá nhân.
Giả mạo chương trình
của Đài Truyền hình Việt Nam, bài đăng thu hút hàng ngàn người. Ngay sau khi
kết nối, phu huynh sẽ phải tải ứng dụng Zalo để con được tham gia, phụ huynh
tiếp tục phải cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng để làm nhiệm vụ.
''Muốn tham gia thì
phải làm các thử thách nhiệm vụ, tương tác với nhà tài trợ. Xác nhận giá trị
sản phẩm và vào thanh toán. Sản phẩm từ giá trị nhỏ đến giá trị lớn'', nạn nhân
bị lừa đảo trực tuyến cho hay.
Cũng bằng chiêu thức
tuyển dụng nhân viên, nhiều bạn trẻ đã từng rơi vào bẫy cung cấp thông tin cá
nhân. Các đối tượng này nhanh chóng yêu cầu nạn nhân phải chuyển tiền nếu không
sẽ rao bán các thông tin cá nhân hoặc dùng để vay nóng.
Vì tin tưởng vào thông
báo mạo danh ngân hàng, dịp Tết vừa qua, anh Đại đã vô tình để lọt thông tin
tài khoản. Trước lời mời chào rút tiền nhanh từ thẻ tín dụng, anh Đại đã vội
khai thông tin theo đường link.
''Tôi nhận được tin
nhắn nhập mã OTP để nâng hạn mức, sau khi nhập vào thì toàn bộ số tiền trong
tài khoản đã bị mất hết'', anh Đại ở quận Hoàng Mai, Hà Nội cho biết.
Gỉả mạo thương hiệu
của các cơ quan chức năng, ngân hàng, công ty để lừa đảo thông tin đang là nhóm
lừa đảo trực tuyến phổ biến nhất hiện nay.
Các hình thức lừa đảo
trên mạng dù khác nhau nhưng đều đánh vào sự thiếu hiểu biết về công nghệ và
tâm lý nhẹ dạ cả tin của người dân, lấy lòng tin để dẫn dắt theo kịch bản, mục
tiêu cuối cùng chính là tiền. Chính vì vậy nâng cao cảnh giác cần phải luôn là
ý thức thường trực của mỗi công dân số.
VTV
Đăng nhận xét