Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị là mối quan tâm lớn của Đảng nhằm tăng cường bản lĩnh chính trị, trau dồi lý tưởng, đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, tạo sức đề kháng chống các căn bệnh nguy hiểm do tác động mặt trái của cơ chế thị trường, trong đó có nạn tham nhũng, tiêu cực.
Tại Hội nghị trực
tuyến toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2012-2022,
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ ra một trong những nguyên nhân cơ bản của
tồn tại, hạn chế, đó là: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức,
viên chức, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ cấp cao, thiếu tu
dưỡng, rèn luyện, sa vào chủ nghĩa cá nhân, thậm chí suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống”.
Vậy để phòng, chống
tham nhũng, công tác giáo dục lý luận chính trị cần chú trọng những vấn đề gì?
Văn kiện Đại hội XIII khẳng định: “Đổi mới căn bản chương trình, nội dung,
phương pháp giáo dục lý luận chính trị theo phương châm khoa học, thực tiễn,
sáng tạo và hiện đại; đưa việc bồi dưỡng lý luận, cập nhật kiến thức mới cho
cán bộ, đảng viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp chiến lược đi
vào nền nếp, nhất quán từ Trung ương đến cơ sở, phù hợp với từng đối tượng, chú
trọng chất lượng, hiệu quả, siết chặt kỷ luật, kỷ cương...”.
Trong cuốn sách: “Kiên
quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng
Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng cũng đề cập một giải pháp quan trọng ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu
cực là đổi mới giáo dục lý luận chính trị.
Từ thực tiễn tại Trung
tâm chính trị huyện nhận thấy, đây là nơi tuyên truyền, giáo dục về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên cấp cơ sở cho nên việc đổi
mới cũng cần có những giải pháp riêng, cụ thể.
Trước hết về nội dung,
cần tăng cường, bổ sung, cập nhật kịp thời chủ trương của Đảng, thông tin về
công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để cán bộ, đảng viên nhận thức thật
đầy đủ, sâu sắc vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác này. Xây dựng các
chuyên đề, bài giảng sinh động, hấp dẫn đủ sức thuyết phục về đạo đức công vụ,
văn hóa liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực, trước hết là sự gương mẫu của
cán bộ, đảng viên ngay tại cơ sở.
Về học tập và làm theo
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cần tuyên truyền thường xuyên, liên
tục gắn với những việc làm thiết thực, sinh động, những điển hình tiên tiến
trong thực tiễn để cán bộ, đảng viên thấm nhuần những lời dạy của Bác, nhất là
phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư…
Về phương pháp giảng
dạy, cần khắc phục các hạn chế như: giáo trình ôm đồm, nặng lý thuyết; bài
giảng truyền đạt một chiều, chưa phát huy tính tích cực, chủ động của người
học; giảng viên thiếu kiến thức thực tế… Đối với công tác phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực, giảng viên phải thể hiện rõ quan điểm, tư tưởng của Đảng, kiên
quyết đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái, xuyên tạc, chống phá của các
thế lực thù địch trong công tác này.
Việc tăng cường, đổi
mới công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên là cần thiết, đặc
biệt trong giai đoạn toàn Đảng, toàn dân tích cực tham gia vào cuộc chiến chống
tham nhũng, tiêu cực hiện nay. Các cấp ủy đảng cần quán triệt sâu sắc quan điểm
của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa hiệu quả
công tác giáo dục, tuyên truyền, xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng,
không tiêu cực trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Báo QĐND
Đăng nhận xét