Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động, thiếu thiện chí, có quan điểm đối lập với Đảng, Nhà nước và Quốc hội Việt Nam đã trắng trợn đưa ra những thông tin, luận điệu xuyên tạc, chĩa mũi nhọn công kích một số cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước... Để thực hiện ý đồ của mình, các đối tượng đã viết tin, bài, dàn dựng các videoclip có nội dung xấu, độc tung lên mạng xã hội và tán phát nhiều tài liệu phản động để xuyên tạc sự thật, đặc biệt là vào thời điểm 02 Phó Thủ tướng và Chủ tịch nước bị miễn nhiệm, từ nhiệm sau một số phiên họp bất thường của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và của Quốc hội khóa XV.
Với cái nhìn lệch lạc,
sai trái, “chỉ thấy cây mà không thấy rừng”, “biết một mà không biết hai”, số
này đã tô vẽ xã hội Việt Nam thành một bức tranh ảm đạm, đầy gam màu xám, qua
đó cố tình chia rẽ Đảng với Nhà nước và Quốc hội; Đảng, Nhà nước, Quốc hội với
nhân dân hòng gây rối loạn môi trường chính trị Việt Nam, làm phức tạp thêm
tình hình đất nước, gây hại cho công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Do vậy, chúng ta cần vạch trần các luận điểm sai trái khi cho rằng, công tác
nhân sự và bầu các chức danh lãnh đạo của Đảng chỉ là “màn kịch dân chủ giả tạo
Đảng Cộng sản Việt Nam đạo diễn”, “công tác nhân sự của Quốc hội Việt Nam chỉ
là hình thức”, “các phiên họp của Quốc hội chỉ là phiên họp Đảng mở rộng”...
Như chúng ta đã biết
Hiến pháp qua các năm 1980, 1992, 2013 đã khẳng định: Đảng thống nhất lãnh đạo
công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những đảng viên ưu tú có
đủ năng lực và phẩm chất, đức và tài vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo
của Nhà nước và hệ thống chính trị. Khoản 1, Điều 4, Hiếp pháp năm 2013 quy
định: "Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội nên
việc Đảng lãnh đạo cuộc bầu cử là tất yếu khách quan, là hợp hiến, hợp pháp".
Điểm này đã được Điều 69, Hiến pháp năm 2013 quy định: "Quốc hội là cơ
quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
Sự thống nhất giữa sự
lãnh đạo của Đảng và quy định bầu cử các chức danh chủ chốt của Quốc hội thể
hiện rõ nguyên tắc, trên những vấn đề cơ bản nhất: Xác định rõ tiêu chuẩn đối
với ứng viên về phẩm chất và năng lực; đức và tài, đủ các điều kiện phụng sự Tổ
quốc, phục vụ nhân dân.
Các nước khác nhau, có
thể chế chính trị - xã hội khác nhau nhưng đều có đảng chính trị lãnh đạo. Ở
các nước tư bản chủ nghĩa, có chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập nên
các đảng chính trị đều đã lãnh đạo các cuộc bầu cử ở đó. Nghĩa là, các đảng
phái chính trị đều cử người của đảng mình tham gia tranh cử vào thượng viện, hạ
viện, tham gia tranh cử bầu tổng thống, thủ tướng...
Do vậy, công tác nhân
sự, bầu cử là công việc của mỗi quốc gia, dân tộc và mỗi nước đều có quy định
bầu cử khác nhau. Không thể lấy mô hình của nước này áp đặt lên nước khác. Việc
đại biểu Quốc hội bầu các chức danh chủ chốt của Nhà nước là bảo đảm ý chí của
nhân dân, phù hợp với tâm của nhân dân. Và kết quả bầu và miễn nhiệm các chức
danh chủ chốt của Nhà nước Việt Nam thời gian qua là chân thực, khách quan,
bình đẳng. Do đó, sự lươn lẹo, chống phá của các thế lực thù địch, phản động,
cơ hội chính trị cần phải vạch mặt và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật./.
Đăng nhận xét