Bộ Y tế cho biết, bệnh Marburg là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Marburg gây ra. Ổ chứa tự nhiên là loài dơi ăn quả (Rousettus aegyptiacus).
Bệnh có thể lây truyền
từ động vật (dơi, động vật linh trưởng) sang người. Bệnh lây từ người sang
người qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết cơ thể (nước tiểu, mồ hôi, nước
bọt, chất nôn, sữa mẹ, tinh dịch...) hoặc với môi trường/vật dụng bị ô nhiễm
bởi dịch tiết của người mắc, chết do virus Marburg.
Thời gian ủ bệnh của
bệnh Marburg từ 2-21 ngày. Người bệnh khởi phát với các triệu chứng sốt cao,
đau đầu, khó chịu, sau đó có thể xuất hiện tiêu chảy, đau bụng, chuột rút, buồn
nôn, nôn, xuất huyết. Hiện bệnh chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu.
Bộ Y tế nhấn mạnh: Đây
là bệnh đặc biệt nguy hiểm, khả năng lây truyền và tỷ lệ tử vong cao (50% có
thể lên tới 88%). Bệnh được phân loại thuộc nhóm A trong luật Phòng chống bệnh
truyền nhiễm của nước ta.
Để chủ động phòng
chống dịch bệnh Marburg không để lan truyền vào Việt Nam, Bộ Y tế đề nghị UBND
các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế tăng cường giám sát chặt chẽ người nhập
cảnh, tại cộng đồng và cơ sở y tế để phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc
bệnh để điều tra dịch tễ, lưu ý những người nhập cảnh từ các quốc gia có dịch
khu vực châu Phi trong vòng 21 ngày.
Đồng thời, phối hợp
với các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur lấy mẫu để xét nghiệm chẩn đoán, quản lý
ca bệnh (nếu có) và xử lý không để bệnh lây lan ra cộng đồng.
Các đơn vị cần thực
hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cá nhân đối với nhân viên y tế và người tiếp
xúc với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, không để lây nhiễm cho nhân viên y tế
cũng như lây lan trong cộng đồng. Song song với đó, tổ chức tập huấn cho cán bộ
y tế các tuyến về các biện pháp phòng chống, chăm sóc, điều trị, đặc biệt lưu ý
về công tác phòng, chống nhiễm khuẩn.
Các địa phương cần chủ
động xây dựng kế hoạch đáp ứng theo các tình huống để sẵn sàng đáp ứng trong
trường hợp dịch bệnh xảy ra tại địa phương, không để bị động; sẵn sàng thuốc,
trang thiết bị, nhân lực, kinh phí để triển khai các biện pháp thu dung, điều
trị, phòng chống dịch.
Các đơn vị thực hiện
nghiêm việc thông tin, báo cáo giữa các tuyến, cơ sở y tế, đặc biệt khi ghi
nhận ca bệnh nghi ngờ.
Sở Thông tin và Truyền
thông, các cơ quan báo đài cần chủ động đưa tin kịp thời về tình hình dịch
bệnh, các biện pháp phòng chống để người dân không hoang mang lo lắng và thực
hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.
Đăng nhận xét