Vừa qua, lợi dụng việc lấy ý kiến toàn dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), các thế lực thù địch bên ngoài tăng cường các hoạt chống phá. Chúng thường đưa ra các quan điểm phủ nhận sạch trơn giá trị của việc đất đai thuộc sở hữu toàn dân và xuyên tạc rằng quy định như vậy để tạo điều kiện cho “chính quyền cướp đất của dân”, là trở lực cho phát triển kinh tế; cho rằng để chống tham nhũng, tiêu cực, để thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam phải thừa nhận sở hữu tư nhân về đất đai hoặc thừa nhận chế độ đa sở hữu đất đai.



Trước hết cần khẳng định rằng, đất đai thuộc sở hữu toàn dân và điều này đã thể hiện chất của Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai lần đầu tiên được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1980. Từ đó tới nay, qua một số lần sửa đổi Hiến pháp và sửa đổi Luật Đất đai, Đảng ta luôn kiên định quan điểm đất đai thuộc sở hữu toàn dân, giao cho Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, thống nhất quản lý và sử dụng hiệu quả. Thực tế đã cho thấy, quan điểm trên là đúng đắn, phù hợp với đặc điểm văn hóa, lịch sử và điều kiện tự nhiên của nước ta. Đó là vì:

Thứ nhất, đất đai là thành quả của sự nghiệp dựng nước và giữ nước lâu dài của cả dân tộc, là thành quả từ công sức, xương máu của bao thế hệ, không thể để cho một số người nào đó có quyền độc chiếm sở hữu.

Thứ hai, sở hữu toàn dân về đất đai tạo điều kiện để những người lao động tiếp cận đất đai tự do. Phải tạo cơ chế công bằng ngay từ gốc, tức là người lao động phải có tư liệu sản xuất, trong đó có đất đai, để lao động mưu sinh.

Thứ ba, trong điều kiện nước ta, việc thiết lập chế độ sở hữu tư nhân về đất đai là một yếu tố cản trở đầu tư cho phát triển kinh tế-xã hội.

Thứ tư, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai tránh cho xã hội Việt Nam rơi vào tình trạng bất ổn do một số người có thể đòi hỏi xem xét lại các quyết định lịch sử về đất đai.

Thứ năm, nếu thừa nhận sở hữu tư nhân đất đai và cho phép người nước ngoài thỏa thuận mua bán đất với tư nhân thì nguy cơ mất chủ quyền lãnh thổ từ hệ lụy của nền kinh tế thị trường sẽ thành hiện thực.

Về bản chất, sở hữu toàn dân về đất đai không phải là nguồn gốc của nạn tham nhũng, tiêu cực và thực tế phức tạp hiện nay về đất đai. Sở hữu toàn dân về đất đai tạo điều kiện để Nhà nước bảo vệ lợi ích của người dân tốt nhất. Những sai lầm và thiếu sót của cơ quan nhà nước thời gian qua trong lĩnh vực đất đai không phải là bản chất của Nhà nước XHCN và có thể sửa chữa được. Vì thế, mọi người cần tỉnh táo nhận thức rõ mưu đồ của kẻ xấu lợi dụng xuyên tạc chính sách đất đai của Đảng, Nhà nước ta hòng kích động, gây bất ổn về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội./.

 

Đăng nhận xét

 
Top