Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin đã làm thay đổi nhận thức, tư duy, hoạt động của từng người và toàn xã hội. Đã có nhiều thông tin, tư liệu bổ ích đã được cung cấp kịp thời tới các cá nhân và tập thể; ký kết các văn bản hợp tác và trao đổi hàng hóa giữa các đối tác, các tổ chức trong nước cũng như quốc tế. Ngoài ra, đây còn là phương tiện giao lưu, vui chơi và giải trí của nhiều lứa tuổi, từ cụ già đến các cháu nhỏ...
Thế nhưng trên thực
tế, sự phát triển mạnh mẽ, tính đa dạng, hiệu quả và thiết thực, cũng như sự
thuận lợi của các phương tiện thông tin cũng được các thế lực thù địch, phản
động, cơ hội chính trị coi trọng sử dụng để đẩy mạnh tuyên truyền xuyên tạc, vu
cáo và kích động, nhằm thực hiện “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng nước
ta. Do đó, việc đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên các phương
tiện thông tin là rất cần thiết. Đây được coi là một mặt trận đấu tranh rất
quan trọng, nhằm giữ vững nền hòa bình, độc lập dân tộc, cũng như bảo vệ vững
chắc Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước
ta.
Đấu tranh phòng, chống
“diễn biến hòa bình” trên các phương tiện thông tin cần huy động sức mạnh của
toàn dân, cần tiến hành thường xuyên, liên tục và ở nhiều cấp, nhiều ngành, từ
Trung ương đến cơ sở, cho đến từng người dân. Đồng thời, được tiến hành toàn
diện trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, nhất là quốc phòng, an
ninh và đối ngoại; cả về lý luận cũng như thực tiễn.
Để tăng cường sức mạnh
và đấu tranh có hiệu quả với ý đồ tận dụng các phương tiện thông tin, thực hiện
“diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Trước hết:
Các cấp cần coi trọng
đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên có lập trường tư tưởng vững vàng, trình độ lý
luận, chuyên môn kỹ thuật cao; đủ năng lực quản lý và đấu tranh trên các phương
tiện thông tin. Bên cạnh đó, ta cần xây dựng nhiều chương trình mang tính giáo
dục cao, thiết thực với nhiều lứa tuổi trên mạng Internet và điện thoại di
động, định hướng để các tầng lớp nhân dân sử dụng có hiệu quả.
Các ngành phải chủ
động giải quyết các tranh chấp bất đồng, những tồn tại yếu kém, cần thiết có
thể công khai cho nhân dân và bạn bè quốc tế được biết; không để kẻ xấu, các
thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, kích động, vu cáo; tạo sự ủng hộ và giúp
đỡ của nhân dân trong nước cũng như bạn bè quốc tế trong suốt quá trình đấu
tranh.
Cùng với đó cần kịp
thời phát hiện, có định hướng tư tưởng, xác định rõ chủ trương và phương hướng
phòng, chống; động viên sức mạnh toàn dân đấu tranh làm thất bại mọi ý đồ và
những luận điểm tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch.
Thực tình hình an ninh
chính trị ở một số nước trong thời gian qua cho thấy kẻ thù hoặc các lực lượng
đối địch, thường khoét sâu những sai lầm, thiếu sót trong quản lý và điều hành
đất nước của cá nhân hoặc giai cấp lãnh đạo. Từ đó họ đẩy mạnh tuyên truyền
xuyên tạc và vu cáo trên các phương tiện thông tin, trọng điểm là vấn đề tham
nhũng, tiêu cực, gian lận trong bầu cử, tự do, dân chủ và nhân quyền... kích
động quần chúng nổi dậy chống đối, tiến tới lật đổ chế độ. Đây là vấn đề chúng
ta cần đi sâu nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân, làm rõ bản chất, chỉ rõ đối
tượng để chủ động xây dựng kế hoạch và tìm ra giải pháp phòng, chống, ngăn
chặn; quyết không cho các thế lực thù địch thực hiện “diễn biến hòa bình” đối
với nước ta./.
Đăng nhận xét