Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn
Trường Sơn cho
rằng "15 ngày tới là khoảng thời
gian để những trường hợp đang ủ bệnh sẽ phát bệnh. Do đó giai đoạn này phải tổ chức phân lọc thật tốt, kiểm soát được
tất cả những người nhập cảnh vào Việt Nam, xét nghiệm nhanh để phát hiện sớm
các trường hợp mắc bệnh".
Sau hai tuần, nếu Việt Nam không triển
khai các biện pháp cách ly quyết liệt, không kiểm soát tốt người nhập cảnh, khả
năng lây nhiễm chéo, lây nhiễm trong cộng đồng rất cao, ông cảnh báo.
"Vừa rồi đã có một số trường hợp lọt
ra cộng đồng, trở thành các bệnh nhân siêu lây nhiễm như 'bệnh nhân 34, 'bệnh nhân 100
vô cùng nguy hiểm cho xã hội", ông Sơn nói.
"Bệnh nhân 34", doanh nhân ở
Bình Thuận, lây nhiễm cho 10 người khác. "Bệnh nhân 100" ở quận
8 TP HCM dự thánh lễ Hồi giáo ở Malaysia về, rồi suốt hai tuần sau đó đến lễ
thánh đường. "Bệnh nhân 91" liên quan đến nhiều người khác ở quán bar
Buddha.
Thứ trưởng Sơn nhấn mạnh, để khống chế dịch
thành công, việc quan trọng nhất là phải tổ chức cách ly thật tốt, cách ly đúng
quy trình. Phải phát hiện sớm các trường hợp nhiễm và nghi nhiễm để xét
nghiệm sớm và dập dịch triệt để.
Ông Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng
khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, cho rằng hai tuần tới là thời gian quyết định trong chống
dịch. Vì vậy các địa phương cần kiên quyết hơn trong việc hạn chế đi lại, tập
trung đông người, giao tiếp trực tiếp phải đảm bảo khoảng cách 2 mét. Triệt để
phát hiện các ca bệnh trong cộng đồng để nhanh chóng khoanh vùng, chặt đứt
chuỗi lây nhiễm.
Ông Phu phê bình một số người không
tuân thủ các biện pháp chống dịch mà vẫn đi lễ chùa, tụ tập đông người, uống
bia, giao tiếp gần nhau, đi siêu thị. Họ làm tăng nguy cơ lây nhiễm dịch
bệnh trong cộng đồng.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm
Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, cảnh báo nếu các biện pháp chống dịch không
thực hiện quyết liệt thì nguồn lây sẽ nhân lên với cấp số nhân. Theo bác
sĩ Khanh, trước kia nguồn lây nhiễm chỉ ở trong vài nơi được Bộ Y tế xác định và thông báo, như trong các khu
cách ly, vài khu phố... Hiện nguồn lây nhiều
và rộng hơn, có thể đang ở bất cứ đâu nên người dân
cần tự bảo vệ bản thân, cảnh giác mình có thể bị virus tấn công bất cứ lúc nào
khi ra ngoài tiếp xúc nhiều người, đến quán ăn, siêu thị, bệnh viện...
Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ chống
Covid-19, chiều ngày 20/3/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi người dân tăng
cường giao dịch trực tuyến, dùng điện thoại nhiều hơn trong công việc, ít giao
tiếp để tránh lây nhiễm. Một số tôn giáo tổ chức tu hành, làm lễ tại gia.
Đám giỗ, đám cưới đông người cần hạn chế. Các đơn vị phải "giải quyết công
việc như thời chiến"...
Đăng nhận xét