Trên thế giới đa phần các quốc gia khác, hệ thống y tế được thiết
kế để cho đại chúng càng dễ tiếp cận càng tốt. Lý do tại sao mà nhiều người
thực sự ủng hộ 1 hệ thống y tế phục vụ cho toàn dân là vì nó rất hợp lý về mặt
kinh tế: công dân khỏe mạnh thì năng suất lao động cao lên.
Còn ở Mỹ,
hệ thống y tế được thiết kế ra để bỏ túi càng nhiều tiền của người dân càng
tốt. Điều này thực sự không quá khó để đạt được bởi vì mọi người sẽ trả mọi thứ
họ có để được chữa khỏi bệnh. Món lợi kinh tế thơm ngon này dĩ nhiên không thể
bị các công ty bỏ qua được, đặc biệt là những kẻ không cung cấp 1 tí dịch vụ y
tế nào cả — đó là đám buôn bán bảo hiểm y tế, hay là đám người kiếm được tiền
nhờ việc soi kẽ hở để từ chối chi trả bảo hiểm y tế cho người mua (bởi vì bố
mày bán bảo hiểm để kiếm tiền chứ có phải để giúp chúng mày chữa bệnh giá rẻ
đâu).
Về mặt này
nó thực sự rất hiệu quả. Cái hệ thống này hái được gấp đôi số tiền từ công dân
so với các hệ thống y tế ở khắp nơi trên thế giới, trong khi đó nó vẫn đảm bảo
người dân không được hưởng đầy đủ những quyền lợi chăm sóc y tế đáng ra họ phải
được hưởng.
Vậy nên là
không, nó không gặp vấn đề gì cả đâu. Chỉ là nó không được thiết kế ra để giúp
cho toàn dân khỏe mạnh mà thôi.
(Nguồn:
"A: Mats Andersson, Professional Translator English into Swedish
(1991-present)". Group QuoraVN dịch và biên tập.)
Cuối tháng
1/2020, một người dân ở thành phố Miami đã phàn nàn việc anh phải trả hóa đơn
3.270 USD của Bệnh viện Jackson Memorial chỉ vì làm các xét nghiệm virus corona
và sau đó biết là mình không sao. Ở thành phố Denver (bang Colorado), một phụ
nữ có những dấu hiệu bị cúm đi xét nghiệm corona và dù không bệnh vẫn phải nhận
hóa đơn 4.500 USD.
Trong khí
đó, Việt Nam đang miễn 100% phí xét nghiệm, điều trị cũng như cách ly với các
trường hợp nghi nhiễm COVID-19. Tất cả kinh phí đều lấy từ ngân sách Nhà nước.
Đến ngày 14/3 vừa qua, chúng ta mới quyết định thu phí điều trị đối với người
nước ngoài, nhằm tránh tình trạng "du lịch trốn dịch".
Đăng nhận xét