Trong vài ngày qua, tài khoản Twitter “Emerican Johnson - Cornpop Fan Account” đã đăng tải nhiều sự thật về Việt Nam mà truyền thông các nước phương Tây không hề biết. Bài viết đã nhận được nhiều ý kiến ủng hộ.
Xin trích những dòng Twitter của tài khoản này:
Ngày 6/3:
Mỗi khi Luna (một người bạn của chủ tài khoản - PV) kể cho tôi nghe một câu chuyện tích cực về Việt Nam, chúng tôi sẽ cố gắng tìm nó bằng nguồn tiếng Anh và chẳng bao giờ có kết quả. Đó là lý do tại sao chúng tôi nói với nhau rất nhiều điều tích cực về Việt Nam. Không phải vì chúng tôi nghĩ rằng Việt Nam là hoàn hảo, mà là vì CHẲNG AI KHÁC nói về khía cạnh đó. 

Việt Nam là quốc gia đầu tiên kiểm soát SARS và COVID-19 (không có trường hợp tử vong), cũng như đã phát triển một bộ xét nghiệm nhanh trong một tháng mà WHO cho rằng phải mất bốn năm. WHO hiện đang làm việc cùng Việt Nam để nhận trợ giúp cho cuộc khủng hoảng toàn cầu. Tất nhiên điều này không có trên các kênh tin tức của chúng tôi. 
Năm 2000/2001 Hàn Quốc bị dịch tiêu chảy và Việt Nam có một loại thuốc rất hiệu quả. Việt Nam chuyển giao công nghệ này cho Hàn Quốc, miễn phí vì mục đích nhân đạo. Vài năm sau, Hàn Quốc đã bán loại thuốc đó cho Ấn Độ với lợi nhuận khổng lồ...
Cuba và Việt Nam có hệ thống chăm sóc sức khỏe và ứng phó thảm họa tuyệt vời nhưng bạn sẽ không bao giờ nghe thấy bất cứ điều gì tích cực về họ vì họ là các quốc gia ủng hộ xã hội chủ nghĩa. 
Ngày 7/3:
Tôi không nói khoác, tôi và @LunaOi_VN thấy rằng cuối cùng mọi người cũng chú ý đến Việt Nam và chúng tôi là một trong những người nói tiếng Anh duy nhất đang nói về điều này. Chúng tôi không phải là nhà báo chuyên nghiệp. Chúng tôi chỉ đang cố chuyển tiếp thông tin chính xác một cách tốt nhất có thể. 
Thế giới cần nhiều thông tin hơn và suy nghĩ tốt hơn về Việt Nam, mà không bị lọc qua lăng kính tuyên truyền. Chúng tôi không yêu cầu bất cứ ai làm gì hơn là báo cáo sự thật!
Chỉ có truyền thông nhà nước Việt Nam và đài Al Jazeera là thực sự đưa ra các tin tức thực tế nhất về dịch COVID-19 tại Việt Nam. Phần còn lại của thế giới chỉ đề cập đến bài hát rửa tay “Ghen Cô Vi” của Việt Nam và hoàn toàn không có gì khác. 
Chúng tôi sẽ tiếp tục cố gắng làm rõ sự thật và cung cấp thông tin chính xác vì chúng tôi tin rằng điều này rất quan trọng. Chúng tôi tin rằng thế giới có rất nhiều điều để học hỏi từ Việt Nam trong cuộc khủng hoảng sức khỏe này. Nếu bạn là một nhà báo chuyên nghiệp cùng với sự liêm chính, chúng tôi CẦU XIN bạn hãy đến đây! 
Có người nói với tôi rằng "Việt Nam không làm gì nhiều trong việc kiểm soát dịch bệnh, khí hậu nóng và ẩm ướt và đó là lý do tại sao COVID-19 không lan rộng ở đó". Nhưng thực tế là một nửa đất nước trải qua thời tiết lạnh và ẩm kể từ khi đợt virus đầu tiên bùng phát! Đặc biệt là Hà Nội, một thành phố siêu đông dân với hàng triệu người, thời tiết đã lạnh, ẩm và mưa trong nhiều tháng. 
Thật thú vị khi xem những người theo "chủ nghĩa da trắng thượng đẳng" xây dựng quan điểm tranh luận của họ và dùng chúng để đáp trả những dòng tweet lan truyền của tôi về hệ thống kiểm soát khủng hoảng sức khỏe ấn tượng của Việt Nam. Câu trả lời họ thường đưa ra là "Việt Nam nóng" và "ẩm" khiến virus không thể lây lan. 
Thái Lan có thời tiết giống như Việt Nam và dịch bệnh tồi tệ hơn nhiều. Vũ Hán nói chung ẩm hơn Việt Nam kể từ khi virus bùng phát. Còn Iran càng nóng nực hơn. 
Tôi thấy những người theo chủ nghĩa da trắng không thể chấp nhận việc WHO tham vấn với một quốc gia châu Á đang phát triển, ngay cả khi nước này xử lý khủng hoảng sức khỏe một cách hoàn hảo và đã phát triển các loại vắc-xin, bộ dụng cụ thử nghiệm để chia sẻ chúng với thế giới nhiều lần. 
Điều kiện làm việc của công nhân ở đây chắc chắn cần cải thiện nhưng so với Trung Quốc hoặc Campuchia hoặc Hàn Quốc, Việt Nam vẫn tuyệt vời hơn nhiều quốc gia khác ở châu Á. Vâng, có một số công xưởng với điều kiện làm việc tồi tệ nhưng chúng là bất hợp pháp và thường xuyên bị triệt phá. Giống như bất kỳ nơi nào khác. 
Nếu một quốc gia đang phát triển nghèo như Việt Nam có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe giá cả phải chăng cho người lao động thì Mỹ nên xấu hổ vì không có hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân. 
Tôi đã từng ở các bệnh viện nông thôn Việt Nam rất nghèo và được chăm sóc tốt, và nói chung sự chăm sóc tôi nhận được tốt hơn bất cứ thứ gì tôi từng có ở Mỹ. Tất nhiên tôi không giàu và tôi chưa bao giờ có bảo hiểm ở cả hai nước. Và đó chính xác là điểm đáng nói. 
Ngày 8/3:
Việt Nam có hệ thống kiểm dịch rất nghiêm ngặt. Họ đóng cửa các trường học và các cuộc họp công cộng trong nhiều tuần. Một người phụ nữ mang COVID-19 từ châu Âu vượt qua kiểm soát và họ ngay lập tức đóng cửa toàn bộ đường phố, phun thuốc khử trùng và cách ly mọi người mà cô ấy tiếp xúc.

Ngày 9/3:
Việt Nam đang cung cấp thực phẩm miễn phí đến nhà của người dân trong các khu phố đang bị cách ly bắt buộc chỉ vì ở gần những người có thể đã tiếp xúc với bệnh nhân. 
 St

Đăng nhận xét

 
Top