Đơn kiến nghị trên được tạo trên trang
Change.org và được dịch ra nhiều thứ tiếng như Pháp, Tây Ban Nha, Đức và Ả Rập.
Tờ đơn khẳng định cách xử lý của các quan chức y tế thuộc Liên Hiệp Quốc (UN)
và WHO đối với sự bùng phát của dịch Covid-19 là "không chấp nhận
được". Ngoài ra, người viết đơn còn cho rằng ông Tedro "không phù
hợp" với vị trí người đứng đầu WHO và nên từ bỏ chức vụ ngay lập tức.
Luận điểm chính
của tờ đơn là sự thất bại của ông Tedros khi không công bố dịch Covid-19 ở
Trung Quốc là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu hồi cuối tháng 1.
Theo đơn kiến
nghị này, thay vì điều tra và xác minh độc lập số ca tử vong và ca nhiễm ở các
tỉnh của Trung Quốc, ông Tedros chỉ đơn giản tin vào những thông tin của cChính
phủ Trung Quốc. Nhiều ý kiến cho rằng ban đầu Bắc Kinh đã đánh giá thấp sự nguy
hiểm của dịch bệnh trong nước để ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực đến kinh
tế, thờ ơ với những tác động đến sức khỏe toàn cầu.
Phó Thủ tướng
Nhật Bản Taro Aso cũng nhắc đến sự việc này và nói thêm rằng tờ đơn xuất hiện
trong bối cảnh có nhiều lo ngại cho rằng WHO nên đổi tên thành "Tổ chức Y
tế Trung Quốc".
Hồi tháng 2, ông
Tedros từng khen ngợi Trung Quốc rằng biện
pháp phong tỏa của nước này đã giúp "câu giờ" để thế giới
chuẩn bị ứng phó đại dịch. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều lo ngại về việc không
những không giúp thế giới có thêm thời gian, Trung Quốc còn đẩy nhân loại vào
tình thế nguy hiểm khi công bố những dữ liệu về sự lây lan của dịch bệnh một
cách không nhất quán, thậm chí là "bị tô vẽ". Trung Quốc cũng bị tố
"giấu dịch" khi khiển trách những người đầu tiên cảnh báo về nCoV và
phớt lờ những bằng chứng đầu tiên về khả năng lây nhiễm từ người sang người.
Những người ủng
hộ tổng giám đốc WHO cho rằng vì từng là cựu Bộ trưởng Y tế và sau đó là Ngoại
trưởng Ethiopia nên ông Tedros là người có thiên hướng ngoại giao. Những
lời ca ngợi Trung Quốc của ông
là nhằm đảm bảo quốc gia này tiếp tục chia sẻ những thông tin quan trọng.
Tuy nhiên, một
số người lại cho rằng chính Trung Quốc là nước đã có nhiều tác động để ông
Tedros đạt được vị trí tổng giám đốc WHO như hiện nay. Theo đó, các nhà ngoại
giao Trung Quốc đã tích cực vận động cho ông Tedros trong cuộc bầu cử ghế tổng
giám đốc WHO năm 2017.
Trung Quốc được
cho là đã sử dụng những cam kết về tài chính làm đòn bẩy để lôi kéo các quốc
gia đang phát triển bầu cho Tedros, từ đó giúp ông vượt qua ứng cử viên David
Nabarro của Anh để trở thành người đứng đầu WHO.
Đăng nhận xét