Dịch COVID-19 xuất hiện từ cuối năm 2019
bắt đầu từ Trung Quốc bây giời đã xuất hiện tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh
thổ, đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, làm đảo lộn cuộc sống người
dân. Tại Việt Nam, theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và đầu tư (KH&ĐT), đầu tháng
3, đặc biệt tuần thứ hai của tháng 3, khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, số
lượng doanh nghiệp phải cắt giảm quy mô sản xuất tăng lên rõ rệt với trên 15%
trong tổng số doanh nghiệp. Thậm chí, tại một số ngành, lĩnh vực như: du lịch,
lưu trú, nhà hàng cắt giảm 70%-80% việc làm, người lao động.
Đáng chú ý, tính từ ngày 01/01 đến 26/3, đã có trên 153.000
người mất việc làm phải nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp và hàng triệu lao
động bị ngừng việc, tập trung vào một số ngành nghề, lĩnh vực như: vận tải, dệt
may, da giày, dịch vụ du lịch, lưu trú, ăn uống...
Theo dự báo, nếu diễn biến dịch không có thay đổi lớn, ước tính
trong Quý II/2020 sẽ có trên 250.000 lao động trong doanh nghiệp bị mất việc
làm và 1,5-2 triệu lao động bị ngừng việc. Trong trường hợp dịch bùng phát mạnh
hơn, ước tính Quý II/2020 sẽ có 400.000 lao động trong doanh nghiệp bị mất việc
làm và khoảng 3 triệu lao động có nguy cơ bị ngừng việc. Điều này đồng nghĩa,
hàng chục triệu lao động rơi vào cảnh đường cùng, đời sống bấp bênh, chạy ăn
từng bữa.
Chính vì vậy, thông tin Chính phủ xây dựng dự thảo nghị quyết về
gói hỗ trợ những người lao động bị ảnh hưởng COVID-19 đã nhận được sự ủng hộ,
hưởng ứng rất lớn của người dân. Dự kiến quy mô của gói hỗ trợ này sẽ vào
khoảng 61.580 tỷ đồng, 6 nhóm đối tượng sẽ được nhận hỗ trợ từ gói an sinh xã
hội. Như vậy, đây sẽ là "phao cứu sinh" cho hàng chục triệu lao động.
Bên cạnh đó nhiều địa phương: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bình Dương….
cũng có những chính sách hỗ trợ người nghèo, người lao động bị thất nghiệp
trong lúc cấp bách này.
Đăng nhận xét