Trong phiên điều trần chiều ngày 01/9/2020, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã bị các cơ quan của Quốc hội Mỹ điều trần về việc thất thoát trên 1 tỷ đô la Mỹ (hơn 23.000 tỷ đồng) đã rơi vào tay các công ty được cấp nhiều khoản vay, vi phạm những qui định của chương trình. Hàng chục ngàn khoản vay trị giá nhiều tỷ đô la có thể đã bị gian lận, phí phạm và lạm dụng trong Chương trình Bảo vệ Tiền lương (PPP) trị giá 659 tỉ đô nhằm giúp các tiểu thương Mỹ sống còn trong đại dịch Covid-19.
Ủy
ban của Hạ viện do phe Dân chủ kiểm soát nói họ phát hiện hơn 600 khoản vay
được cấp cho các công ty lẽ ra không đủ điều kiện vì bị cấm làm ăn với Chính
phủ. 350 khoản vay khác được cấp cho các nhà thầu từng có các vấn đề trong hoạt
động trước đây.
Và
gần 3 tỉ đô la (gần 70.000 tỷ đồng) rơi vào tay các doanh nghiệp từng bị Chính
phủ ‘điểm mặt’ là có thể có vấn đề. Vẫn theo Ủy ban của Hạ viện, có bằng chứng
cho thấy chưa đầy 12% chủ nhân các doanh nghiệp gốc Phi và Châu Mỹ Latin được
cấp đủ tiền tài trợ mà họ yêu cầu. Cơ quan giám sát nội bộ của SBA cũng phát
hiện “những chỉ dấu mạnh mẽ” về khả năng gian lận PPP ưu ái các doanh nghiệp
một cách không công bằng, chi sai mục đích.
Thế
mới thấy, vấn đề tham nhũng, sai phạm sẽ diễn ra ở bất kỳ đâu trên thế giới, từ
những quốc gia kém phát triển đến các quốc gia phát triển như MỸ. Và có lẽ nếu
sự việc xảy ra ở Việt Nam với quy mô như vậy chắc đám phản động, đám báo lề
trái đã nhảy vào xâu xé rằng Đảng ta thế này, Nhà nước ta thế kia, đổ cho chế
độ, đổi cho xã hội,…Thế mà nước Mỹ tham nhũng, sai phạm “khổng lồ” mà không
thấy mấy anh em hội phản động ý kiến, ý cò gì. Chắc lại ngậm miệng ăn tiền cả
rồi nên mới nhất bên trọng nhất bên khinh. Viết báo mà không khách quan khác gì
giết người. Chưa rõ bản chất vụ việc đã vội kết luận, cáo buộc một cách bừa bãi
vô trách nhiệm, mức độ tin cậy, uy tín của các báo như vậy gần như không có gí
trị gì. Người đọc cũng nên tham khảo các báo chí chính thống, có uy tín để đọc
và tìm hiểu thông tin./.
Đăng nhận xét